Trọn bộ Công thức Toán lớp 7 Chương 2: Tam giác quan trọng



Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng nhớ và nắm vững các công thức Toán 7, VietJack biên soạn tài liệu trọn bộ công thức Toán 7 Chương 2: Tam giác đầy đủ công thức quan trọng, lý thuyết và bài tập tự luyện giúp học sinh vận dụng và làm bài tập thật tốt môn Toán lớp 7.




Tổng ba góc trong một tam giác hay, chi tiết

I. Lý thuyết

- Tổng ba góc trong của một tam giác bằng 180°.

Tổng ba góc trong một tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Xét tam giác ABC ta có: A^+B^+C^=180°

- Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

Tổng ba góc trong một tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Xét tam giác ABC vuông tại A có B^;C^ là hai góc nhọn của tam giác

Khi đó: B^+C^=90°.

II. Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho hình vẽ:

Tổng ba góc trong một tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Tính số đo góc A^.

Lời giải:

Xét tam giác ABC ta có:

A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong một tam giác).

B^=30°; C^=40° thay vào ta có:

A^+30°+40°=180°

A^=180°40°30°=110°

Vậy A^=110°.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có B^=2C^. Tính các góc của tam giác ABC.

Lời giải:

Tổng ba góc trong một tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Vì tam giác ABC vuông tại A nên A^=90°.

Ta có:

A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong một tam giác)

Thay A^=90° ta có:

90°+B^+C^=180°

B^+C^=180°90°=90°

B^=2C^ nên 2C^+C^=90°

3C^=90°

C^=30°

B^=2C^ nên B^=30°.2=60°

Vậy ba góc của tam giác là A^=90°; C^=30°; B^=60°.

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có ba góc A^;B^;C^ lần lượt tỉ lệ với 2:3:4. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

Lời giải:

Gọi số đo ba góc A^;B^;C^ lần lượt là x; y; z

Xét tam giác ABC có:

A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong một tam giác)

Nên x + y + z = 180°

Vì ba góc A^;B^;C^ tỉ lệ với 2; 3; 4 nên ta có:

x2=y3=z4

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x2=y3=z4=x+y+z2+3+4=180°9=20°

x2=20°y3=20°z4=20° x=40°y=60°y=80°

Vậy ba góc của tam giác ABC là A^=40°; B^=60°C^=80°

Công thức tính góc ngoài tam giác hay, chi tiết

I. Lý thuyết

- Định nghĩa: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy.

Công thức tính góc ngoài tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Cho tam giác ABC, vẽ tia đối CD của tia CB, khi đó ACD^ là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC.

- Tính chất

+ Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

Công thức tính góc ngoài tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Ta có: A^1;B^1;C^1 lần lượt là các góc ngoài tại các đỉnh A; B; C của tam giác ABC.

Khi đó:

A1^=B2^+C2^

B1^=A2^+C2^

C1^=B2^+A2^

- Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó:

A^1>B^2;  A^1>C^2(Hình trên)

II. Các ví dụ

Ví dụ 1: Tính số đo x trong hình vẽ sau

Công thức tính góc ngoài tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Lời giải:

Xét tam gác ABC có góc CAD^ là góc ngoài tại đỉnh A của tam giác ABC.

Ta có:

CAD^=ACB^+CBA^ (định lý góc ngoài của tam giác)

CAD^=60°; ACB^=2x; ABC^=x thay vào ta có:

60°=2x+x

3x=60°

x=60°:3

x=20°

Vậy x=20°.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC góc ngoài tại đỉnh C có số đo bằng 100°, 3A^=2B^.

Tính số đo góc B^;C^.

Lời giải:

Công thức tính góc ngoài tam giác (siêu hay) (ảnh 1)

Trên tia đối của tia CB, vẽ tia CE

Ta có: Góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC là góc ECA^=100°

ECA^BCA^ là hai góc kề bù nên:

ECA^+BCA^=180°

Thay ECA^=100° và ta có:

100°+BCA^=180°

BCA^=180°100°

BCA^=80°

Xét tam giác ABC ta có:

A^+B^=ECA^ (tính chất góc ngoài tam giác)

A^+B^=100°   (1)

3A^=2B^A^=2B^3 thay vào (1) ta có:

2B^3+B^=100°

23+1B^=100°

53B^=100°

B^=100°:53

B^=60°

Vậy góc B^=60°; ACB^=80°.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số công thức Toán lớp 7 Chương 2: Tam giác năm học 2021 - 2022 quan trọng, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng công thức trên!

Xem thêm các bài tổng hợp Công thức Toán lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học