Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (siêu hay)
Bài viết Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax hay, chi tiết Toán 7 gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax hay, chi tiết.
I. Lý thuyết
1. Khái niệm đồ thị hàm số y = ax
- Đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0).
2. Các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax
Bước 1: Cho x = 1 y = a. Ta xác định điểm A(1; a) trên mặt phẳng tọa độ.
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; a).
Bước 3: Kết luận.
Chú ý: Khi lấy điểm A ta có thể chọn x bằng một giá trị khác (khác 0) sau đó tìm tọa độ điểm A và vẽ đường thẳng AO.
II. Các ví dụ
Ví dụ 1: Vẽ đồ thị hàm số y = 2x trên hệ trục Oxy.
Lời giải:
Cho x = 1 y = 2.1 = 2. Điểm A(1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x.
Ta vẽ hệ trục tọa độ Oxy và biểu diễn điểm A(1; 2)
Đồ thị hàm số y = ax là đường thẳng OA có dạng như hình vẽ đi qua O(0; 0) và A(1; 2).
Ví dụ 2: Trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy vẽ đồ thị các hàm số:
y = 3x; y = -2x; y = .
Lời giải:
+ Xét hàm số y = 3x
Cho x = 1 y = 3. Điểm A(1; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 3x.
+ Xét hàm số y = -2x
Cho x = 1 y = -2. Điểm B(1; -2) thuộc đồ thị hàm số y = -2x.
+ Xét hàm số y = x
Cho x = 1 y =. Điểm C thuộc đồ thị hàm số y = .
Vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
Ta vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O(0; 0) và A(1; 3) là đồ thị của hàm số y = 3x.
Ta vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O(0; 0) và B(1; -2) là đồ thị của hàm số y = -2x.
Ta vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O(0; 0) và C là đồ thị của hàm số y = x.
Vậy đường thẳng OA (hay d1) là đồ thị hàm số y = 3x.
….
Ví dụ 3: Cho hàm số y = (3a – 1)x. Hãy xác định a trong các trường hợp sau:
a) Đồ thị hàm số đi qua điểm A(-2; -4);
b) Đồ thị hàm số đi qua điểm B(1; 3).
Lời giải:
a) Vì đồ thị hàm số đi qua điểm A(-2; -4) nên ta thay x = -2; y = -4 vào hàm số ta có:
-4 = (3a – 1).(-2)
-4 = -6a + 2
-6a = -4 – 2
-6a = -6
a = (-6):(-6) = 1
Vậy a = 1 thì đồ thị hàm số đi qua điểm A(-2; -4).
b) Vì đồ thị hàm số đi qua điểm B(1; 3) nên ta thay x = 1; y = 3 vào hàm số ta có:
3 = (3a – 1).1
3 = 3a – 1
3a = 3 + 1
3a = 4
a = 4: 3
Vậy thì hàm số đi qua điểm B(1; 3).
Xem thêm các Công thức Toán lớp 7 quan trọng hay khác:
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết
Tính chất tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân hay, chi tiết
Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo hay, chi tiết
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)