Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay)



Bài viết Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo hay, chi tiết Toán 7 gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo hay, chi tiết.

I. Lý thuyết

1. Định lý Py – ta – go

Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương hai cạnh góc vuông.

Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay) (ảnh 1)

Tam giác ABC vuông tại A ta có: AB2+AC2=BC2

2. Định lý Py – ta – go đảo

Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.

Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay) (ảnh 1)

Xét tam giác ABC có: AB2+AC2=BC2 thì tam giác ABC vuông tại A.

II. Các ví dụ

Ví dụ 1:  Tính độ dài AC, EF trong hình vẽ:

Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay) (ảnh 1)

Lời giải:

+ Xét tam giác ABC vuông tại B ta có:

BC2+AB2=AC2 (định lý Py – ta – go)

122+52=AC2

AC2=144+25

AC2=169

AC=13 (đơn vị độ dài)

+ Xét tam giác DEF vuông tại D ta có:

DE2+DF2=EF2 (định lý Py – ta – go)

42+42=EF2

EF2=16+16

EF2=32

EF=32=42 (đơn vị độ dài)

Vậy AC = 13; EF=42

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 9cm, AC = 12cm. Tính BC.

Lời giải:

Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay) (ảnh 1)

Áp dụng định lý Py – ta – go cho tam gác ABC vuông tại A ta có:

AB2+AC2=BC2

92+122=BC2

81+144=BC2

BC2=225

BC=15cm

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có: AB = 6 cm; AC = 8 cm; BC = 10 cm. Chứng minh BAC^=90°.

Lời giải:

Ta có:

AB2=62=36

AC2=82=64

BC2=102=100

AB2+AC2=36+64=100=BC2

ΔABC vuông tại A (định lý Py – ta – go đảo)

BAC^=90° (điều phải chứng minh)

Ví dụ 4: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Gọi M là trung điểm của BC. Tính AM.

Lời giải:

Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo (siêu hay) (ảnh 1)

Vì ABC là tam giác cân AB=ACB^=C^ (tính chất)

Vì M là trung điểm của BC nên MB = MC

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AB = AC (chứng minh trên)

B^=C^ (chứng minh trên)

MB = MC (chứng minh trên)

Do đó ΔABM=ΔACM (c – g – c)

AMB^=AMC^ (hai góc tương ứng) (1)

Lại có: AMB^+AMC^=180° (hai góc kề bù) (2)

Từ (1) và (2) AMB^=AMC^=90°

Xét tam giác ABM vuông tại M có:

AB2=AM2+MB2 (định lý Py – ta – go)

Mà AB = 10cm; MB=12BC=12.12=6cm nên

102=AM2+62

AM2=10036

AM2=64

AM = 8cm

Vậy AM = 8cm.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 7 quan trọng hay khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học