Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu); quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa); quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
II. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu có nghĩa là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm được sử dụng trong bài viết, bài nói; không mạo danh tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi,... Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí.
III. Ý nghĩa của việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tôn trọng kết quả lao động sáng tạo của người khác và biết cách tiếp thu, kế thừa kết quả đó trong sản phẩm trí tuệ của mình theo đúng quy định và thông lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong học tập và nghiên cứu. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên những sản phẩm sáng tạo mà còn bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu tính trung thực, niềm say mê tìm tòi, khám phá cái mới.
IV. Một số biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu
- Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo đã sử dụng và trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách;
- Chú thích trích dẫn và ghi cước chú đúng quy cách;
- Tham khảo thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao;…
V. Một số quy định liên quan đến vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Trong cuộc sống hiện đại, tất cả những gì được kế thừa của người khác, từ ý tưởng, thông tin đến những cách diễn đạt đặc thù, có tính cá biệt, đều phải được dẫn nguồn, nếu không sẽ bị coi là đạo văn.
Tuy nhiên, có những tri thức phổ quát, được mặc định là tài sản chung của cộng đồng hay nhân loại thì khi dùng không cần chú nguồn.
- Khi trích dẫn trực tiếp, cần dẫn đúng nguyên văn kể cả khi có những ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt trong văn bản gốc bị coi là sai. Người viết có thể dùng cước chú để thuyết minh về ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt bị coi là sai đó hoặc dùng kí hiệu [sic], một từ trong tiếng La-tinh có nghĩa là “nguyên văn như vậy". Nếu có phần nào bị cắt thì cần đánh dấu phần đó bằng kí hiệu [...].
- Ngoài trích dẫn trong phần chính của văn bản, việc sử dụng kết quả lao động sáng tạo của người khác có thể được thể hiện qua cước chú. Với một số kiểu văn bản như báo cáo nghiên cứu, bài đăng ở tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, sách chuyên khảo, ... còn có phần Tài liệu tham khảo, thường được đặt sau văn bản, liệt kê các công trình mà người viết tham khảo với đầy đủ thông tin về tác giả, tên công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
VI. Bài tập về tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Bài 1. Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các dấu hiệu cho thấy người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn:
Đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại. [...] Hồi ấy, đối với những cái hiện tại ông thường chỉ dành cho những lời khinh bạc. Nhưng đối với những cái của ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu.".
(Bài làm của học sinh)
Trả lời:
Các dấu hiệu cho thấy người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn:
- Sử dụng dấu ngoặc kép: “Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại”.
- Ghi rõ nguồn bài làm.
- Sử dụng trích dẫn để làm rõ ý kiến: lấy nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Tuân.
=> Tác giả đã thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi trích dẫn quan điểm của người khác.
Bài 2. Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?
Trả lời:
- Trường hợp vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ :
+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
+ Mạo danh tác giả
+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả
+ Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với tác phẩm, gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng
- Trường hợp được Luật cho phép:
+ Sao chép hợp lý một phần tác phẩm để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, có trích dẫn nguồn tác phẩm.
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình
+ Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)