Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Phương tiện phi ngôn ngữ là gì?
- Khái niệm: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,... khi trò chuyện; kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc, âm thanh,... khi thuyết trình, in ấn,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
- Ví dụ về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
II. Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Các tín hiệu của cơ thể như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,...
+ Các tín hiệu bằng hình khối như: kí hiệu, công thức, biển báo, đô thị, hình vẽ, tranh ảnh,…
+ Các tín hiệu bằng âm thanh như: tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...
III. Chức năng biểu đạt của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Các số liệu thường được sử dụng để cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
- Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
- Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
- Các hình vẽ làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,...
IV. Tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Bổ trợ, giải thích thêm cho phương tiện ngôn ngữ.
- Đôi khi, chỉ cần sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.
V. Yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
- Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
VI. Sự khác nhau của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phương tiện ngôn ngữ |
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Chủ yếu sử dụng lời nói, ngữ điệu, phát âm, ngôn từ của người nói, người viết để thể hiện nội dung cần giao tiếp. |
Hình thức giao tiếp kết hợp giữa âm thanh, công cụ hỗ trợ (hình ảnh, số liệu,biểu đồ, sơ đồ,...) và các cử chỉ hành động liên quan nhằm thể hiện ý muốn nói cho người nghe, người đọc. |
Được sử dụng thường xuyên trong đời sống, sử dụng từ ngữ để thể hiện điều muốn nói, muốn viết và người nghe, người đọc hay nhận cũng hiểu rõ được ý của người nói. |
Người nhận có thể hiểu sai hoặc chưa hiểu hết ý của người thể hiện do không đồng nhất trong cách thể hiện. |
VII. Bài tập về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu)
Bài 1: Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Các sơ đồ có tác dụng gì trong bài viết?
A. Giúp người đọc hình dung được các mối quan hệ giữa các phần, các ý và đặc điểm của tổng thể một đối tượng nào đó.
B. Tạo nên điểm nhấn trong cách triển khai bài viết.
C. Tạo sự hài hoà giữa nội dung văn bản và hình ảnh.
D. Tạo sự hấp dẫn trong cách thể hiện nội dung.
Câu 2. Biểu đồ cột dùng để làm gì?
A. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ.
B. Biểu thị tổng thể.
C. Tính toán giá trị của các mục
D. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.
Câu 3: Giả sử ta phải thể hiện sản lượng các mặt hàng nông sản qua một vài năm. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cây
Trả lời:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
Bài 2.Điền vào chỗ trống:
- (Những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
.........................................................................................................................
- Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là: .........................................................................................................................
Trả lời:
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là: hình ảnh.
- Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là: hỗ trợ thể hiện nội dung, giúp người đọc hình dung rõ hơn về những thông tin được trình bày, tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
Bài 3.Quan sát sơ đồ và cho biết:
a. Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện nào khác?
b. Những phương tiện đó được trình bày như thế nào và biểu đạt thông tin gì?
c. Những phương tiện phi ngôn ngữ và những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ với nhau như thế nào?
d. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, đường dẫn, bản đồ, chú thích.
b. Những phương tiện phi ngôn ngữ được trình bày dưới dạng sơ đồ và biểu đạt toàn cảnh vườn quốc gia Ba Vì, nhằm hướng dẫn du khách tham quan.
c. Những phương tiện phi ngôn ngữ và những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ mật thiết với nhau. Những phương tiện ngôn ngữ được dùng làm chú thích, nêu địa danh, giải thích cho những phương tiện phi ngôn ngữ.
d. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng giúp người xem dễ dàng hình dung về các khu vực ở vườn quốc gia Ba Vì.
Bài 4. Quan sát bản đồ họa thông tin (infographic) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?
b. Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?
c. Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
a. Những loại phương tiện được sử dụng để biểu đạt thông tin trên là: phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ.
b. Mối quan hệ:
- Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra lễ hội: mồng 6 tháng Giêng, 3 tuyến chính.
- Hình ảnh danh thắng chùa Hương được hình tượng hoá bằng tranh, ảnh.
- Các đô thị, biển báo, hình vẽ,... được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.
c. Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Văn bán trên thuộc loại văn bản thông tin, được trình bày bằng infographic nên các phương tiện phi ngôn ngữ chủ yếu thuộc các tín hiệu bằng hình khối, đưa lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.
Bài 5. Nhìn tranh, xác định địa điểm và viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của địa điểm đó.
Trả lời:
- Vịnh Hạ Long
- Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kì quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy có hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là “hòn Trống”. Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ chảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kì dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.
Bài 5. Quan sát các hình ảnh sau:
a. Viết 1-2 câu miêu tả sự vật/ kể lại sự việc trong từng hình; trong mỗi câu đó có sử dụng ít nhất 1 từ ghép hoặc 1 từ láy.
b. Nêu tác dụng của 2 hình ảnh trên trong việc bổ sung cho nội dung câu a.
Trả lời:
a.
- Cánh diều tuổi thơ đã gắn bó với trẻ nhỏ vùng nông thôn, mang theo bao ước mơ, hy vọng của các em nhỏ.
- Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh mơn mởn, gợi lên sự hòa bình êm dịu chốn thôn quê.
b.
- Giúp cho việc viết câu miêu tả trở nên chân thực, sinh động hơn.
- Giúp cho học sinh dễ hình dung ra nội dung cần viết.
- …
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)