Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Tiếng Việt là gì?
Tiếng Việt hay Việt ngữ là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng về từ tiếng Hán.
II. Tiếng Việt có đặc điểm gì?
- Tiếng Việt nói riêng và tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới nói chung là những thực thể sống động, không ngừng phát triển theo sự phát triển của đời sống xã hội.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình; có khả năng diễn đạt đầy đủ và chính xác tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
- Các giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi dân tộc đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt.
III. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt phát triển là trách nhiệm của mỗi người đối với tiếng nói mà cha ông để lại. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.
Việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt, một mặt, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ ước chung về ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp, ... vốn được xác lập và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài; mặt khác, đặt ra yêu cầu sử dụng ngôn cách sáng tạo, tạo điều kiện bổ sung các yếu tố mới để tiếng Việt đáp ứng ngày hơn nhu cầu giao tiếp của cộng đồng.
IV. Nhận biết một số vấn đề về giữ gìn và phát triển tiếng Việt
- Tiếng Việt được hình thành do quy ước. Quy ước trong ngôn ngữ tiếng Việt dần dần trở thành quy định nghiêm ngặt, được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp, ... Tuân thủ những quy định ấy trong khi nói và viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, việc vi phạm những quy định ấy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, làm tổn hại sự chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện qua việc sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh, chẳng hạn, không dùng cách nói thân mật, suồng sã trong ngữ cảnh đòi hỏi cách nói lịch sự, trang trọng, đặc biệt, cần tránh cách nói thô tục, thiếu văn hoá.
- Những quy định tạo nên chuẩn ngôn ngữ không phải bất biến. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không có nghĩa là chỉ giữ gìn những gì đã có mà còn cần sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ) để diễn tả những khái niệm mới, đồng thời giúp tiếng Việt có khả năng biểu đạt ngày càng phong phú. Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực từ vựng. Có những cách thức cơ bản, phổ biến sau để phát triển vốn từ của tiếng Việt:
+ Cấu tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố có sẵn. Ví dụ, cấu tạo kinh tế số, trí tuệ nhân tạo trên cơ sở các từ có sẵn: kinh tế, số, trí tuệ, nhân tạo, ...
+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác: mít tinh, ma-két-tinh,...
Ngoài ra, thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có cũng là phương thức phát triển khả năng biểu đạt của vốn từ. Ví dụ, gần đây từ bệnh viện được dùng trong kết hợp mới như bệnh viện máy tính với nghĩa “nơi sửa chữa";…
V. Bài tập về giữ gìn và phát triển tiếng Việt
Bài 1. Phân tích cách dùng từ ngữ rất riêng của Xuân Diệu ở đoạn thơ sau trong bài Vội vàng:
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Trả lời:
1. Các phép tu từ:
- Điệp từ: "Ta muốn" được lặp lại 4 lần, thể hiện khát vọng mãnh liệt của tác giả.
- Nhân hóa: "non nước, cây, cỏ rạng", "hỡi xuân hồng"
- Ẩn dụ: "cắn vào ngươi"
- So sánh: "cho chếnh choáng mùi thơm", "cho đã đẩy ánh sáng", "cho no nê thanh sắc"
2. Cách dùng từ ngữ:
- Sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả cảm giác: "thơm", "ánh sáng", "thanh sắc", "chếnh choáng", "đã đẩy", "no nê".
- Sử dụng từ ngữ táo bạo: "cắn vào ngươi".
- Sử dụng nhiều động từ mạnh: "thâu", "cắn", "đã đẩy", "no nê".
3. Hiệu quả:
- Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, muốn tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống.
- Thể hiện sự say mê, cuồng nhiệt trước cảnh vật thiên nhiên và tuổi trẻ.
- Tạo nên một bức tranh ngôn ngữ đầy ấn tượng, sinh động.
Bài 2. Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: ngân hàng + X (như ngân hàng đề thi,...). Hãy tìm thêm những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình này.
Trả lời:
- Ngân hàng + X: Ngân hàng số, ngân hàng điện tử, ngân hàng máu, ngân hàng tiền tệ, ngân hàng gen,…
- Trí tuệ + X: Trí tuệ nhân tạo, trí tuệ cảm xúc,…
- Trường học + X: lớp học thông minh, lớp học xanh, lớp học đặc biệt, lớp học giới tính,…
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)