Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Tính khẳng định, phủ định trong văn bản là gì?
- Trong văn bản nghị luận, tính khẳng định và phủ định luôn song hành.
+ Tính khẳng định gắn với nội dung thuyết phục người đọc tin vào sự đúng đắn của một luận đề, quan điểm, cách ứng xử, lựa chọn, niềm tin nào đó.
+ Tính phủ định gắn với ý đồ phản bác những luận đề, quan điểm, cách ứng xử, lựa chọn, niềm tin mà tác giả cho là sai trái hoặc không phù hợp.
- Đằng sau sự khẳng định luôn ẩn chứa thái độ phủ định một đối tượng đối lập, còn sự phủ định thì luôn được thể hiện dựa trên thái độ khẳng định một đối tượng khác.
II. Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định :
+ Dùng các từ, các câu khẳng định, phủ đinh : “con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình”; “văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con người hiểu chính mình”; “ không đòi hỏi nỗ lực tích cực của trí tuệ”;…Các câu văn chứ những từ ngữ phủ định hoặc khẳng định mạnh mẽ như : không, không phải, có. Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả, gia tăng thêm tính phủ định và khẳng định cho văn bản.
+ Sử dụng giọng điệu mạnh mẽ, kiên quyết : “chỉ có văn học nghệ thuật mới soi thấu” ; “cần sử dụng truyền hình để tuyên truyền cho sách”. Với những câu văn mang sắc thái khẳng định cao và mang tính chất yêu cầu không phải cầu khiến, thông qua giọng điệu mạnh mẽ đã khẳng định giá trị, vai trò thực sự quan trọng của văn chương.
III. Nhận biết một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
* Biện pháp làm tăng tính khẳng định
- Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định: chắc chắn, tất nhiên, rõ ràng, chỉ có thể, không thể chối cãi…
- Sử dụng những từ ngữ thể hiệm quy mô áp đảo, phạm vi bao quát (không trừ cá thể nào) hoặc trạng thái ổn định: tất cả, mọi, toàn thể, luôn luôn…
- Sử dụng phổ biến kiểu câu khiến, thể hiện ý khẳng định.
Ví dụ: Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh ý được khẳng định.
Ví dụ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
* Biện pháp làm tăng tính phủ định
- Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định: chưa từng, không, không hề, chẳng, chẳng bao giờ…
- Sử dụng những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hạn chế: không mấy, chẳng bao nhiêu, ít khi…
- Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn.
Ví dụ: Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?
(Ngô Thì Nhậm, Cầu hiền chiếu)
- Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực (coi thường, khinh bỉ, căm ghét…) để chỉ đối tượng bị đả kích.
Ví dụ: Dân ta bị Tây nó giết giết mòn, giết mỏi. Giết cách này không chết hết, nó giết cách khác. Nó lấy rượu và a phiến làm cho dân ra chết nhiều. Nó bắt đi đào sông, đào đường, bị nước độc mà chết. Nó bắ đi lính làm nô lệ bên các xứ đen mà chết. Nay nó lại nhận chìm cả xứ!
(Nguyễn Ái Quốc, Nhân đức của Pháp)
IV. Bài tập về một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước tạ dã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ.
Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
a. Tác giả muốn phủ định, đồng thời khẳng định điều gì trong đoạn văn?
b. Xuất phát từ nội dung thực hành tiếng Việt của bài học, hãy xác định từ khoá của đoạn văn và cho biết vì sao bạn lại xác định như vậy.
Trả lời:
a. Tác giả muốn phủ định, đồng thời khẳng định
Phủ định |
Khẳng định |
Nước ta không thuộc địa của Pháp sau mùa thu năm 1940. |
Nước ta thuộc địa của Nhật từ mùa thu năm 1940. Nhân dân ta tự tay giành lại nước từ tay Nhật. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. |
b. Từ khóa:
+ Từ khóa: "thuộc địa", "Nhật", "Pháp", "tự tay", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
+ Lý do:
Các từ khóa này xuất hiện nhiều lần và thể hiện những nội dung quan trọng của đoạn văn.
"Thuộc địa", "Nhật", "Pháp" là những quốc gia có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam.
"Tự tay" thể hiện hành động độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
"Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là tên gọi của nhà nước mới được thành lập.
Bài 2. Liệt kê những danh từ, cụm danh từ, đại từ đã được Hồ Chí Minh sử dụng trong Tuyên ngôn Độc lập để chỉ thực dân Pháp. Từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất? Điều đó đã làm tăng tính phủ định của một số luận điểm trong văn bản như thế nào?
Trả lời:
Danh từ |
Bọn thực dân Pháp; Chúng nó; Kẻ thù; Bọn cướp nước; Bọn thống trị; Bọn xâm lăng; Bọn phản bội |
Cụm danh từ |
Thực dân Pháp; Khối thống trị Pháp; Bọn tay sai của Pháp |
Đại từ |
Chúng, nó |
- Từ ngữ được sử dụng nhiều nhất: Bọn thực dân Pháp; chúng nó
- Tính phủ định:
+ Việc sử dụng nhiều từ ngữ chỉ thực dân Pháp với ý nghĩa tiêu cực đã làm tăng tính phủ định của một số luận điểm trong văn bản.
+ Các từ ngữ này thể hiện sự phẫn nộ, lên án mạnh mẽ hành động phi nghĩa của thực dân Pháp.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)