Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Điển cố là gì?
- Điển cố là những chuyện xưa tích cũ lấy trong văn hóa xưa nay của nhân loại. Đó có thể là tên một câu chuyện, tên một vùng đất hay tên nhân vật, hoặc một hình tượng văn học đầy chất thơ hay đậm chất bi, chất hài chứa đựng bao triết lý sâu xa về cuộc sống muôn màu muôn vẻ...
- Ví dụ:
“Trong câu thơ: “Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.”
(Nguyễn Du)
+ Điển cố (in đậm) được dẫn lại từ Kinh thi (ca dao cổ Trung Quốc): “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không trông thấy mặt lâu bằng ba mùa thu – ba năm).
II. Nhận biết điển cố
Điển cố là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.
III. Tác dụng của điển cố
- Làm phong phú ngôn ngữ: Tạo ra sự đa dạng và phong phú cho cách diễn đạt.
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm: Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Tăng sức biểu cảm: Thể hiện rõ nét tình cảm, cảm xúc của người viết.
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ của văn bản: Làm cho văn bản trở nên uyên bác, sang trọng hơn.
- Tạo ra sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại: Giúp người đọc hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc.
IV. Một số điển cố hay trong tác phẩm văn học
- “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” trong Truyện Kiều.
- "Dời củi khỏi bếp tranh" xuất phát từ bài thơ "Dạ Tạ" của Đỗ Phủ.
- "Nén kẻ quyền thần": "Phạt Trụ diệt Khương" trong "Sử ký".
- "Thải bớt kẻ nhũng lạm":"Trừ gian diệt bạo" trong "Sử ký".
- "Cổ động Nho phong":"Nhân nghĩa lễ trí tín" trong "Tứ thư".
- "Mở đường cho người nói thẳng":"Can gián" trong "Sử ký".
- …
V. Bài tập về điển cố trong tác phẩm văn học
Bài 1. Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời:
Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời:
- Các điển tích, điển cố: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ.
- Tác dụng của các điển tích trên: Ca ngợi tấm lòng chung thủy, son sắt của Vũ Nương. Sống thì nuôi con chờ chồng, chết vẫn giữ lòng trong sáng, thủy chung, trước sau như một
Bài 2. “Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” trong những câu sau có phải là điển cố không? Nêu tác dụng của việc sử dụng hai “địa danh” đó.
Cân nhắc kĩ, ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức. Đây là Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động của thung lũng này. Ở rừng dâu da, khỉ có hàng bầy.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
Gợi ý: “Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” là những địa danh xuất hiện trong tác phẩm Tây du kí (Trung Quốc); kết nối với nội dung của Tây du kí để hình dung về khung cảnh của Hoa Quả Sơn và Thủy Liêm Động. Diễn đạt lại ý của câu thứ ba mà không dùng các địa danh này.
Trả lời:
- “Hoa quả sơn” và “Thủy Liêm Động”: là điển cố, tên gọi của một ngọn núi trong tác phẩm Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân => ý nghĩa trong ngữ cảnh câu văn: Ý nói đây là một ngọn núi hoang vu, hiểm trở và có nhiều khỉ.
- Tác dụng: Việc sử dụng những từ ngữ như "Hoa quả sơn" và "Thủy Liêm Động" trong đoạn thơ là một nét đặc trưng của tác giả, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật sáng tạo. Những từ này không chỉ làm tăng tính gợi tả và biểu cảm của câu thơ, mà còn kích thích sự liên tưởng của độc giả và làm cho nội dung của câu thơ trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)