Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Biện pháp tu từ nghịch ngữ là gì?

- Biện pháp tu từ nghịch ngữ là một biện pháp tu từ đặc biệt, trong đó người viết hoặc người nói sử dụng những từ ngữ, cụm từ mang nghĩa trái ngược nhau để tạo ra những câu nói, cách diễn đạt bất ngờ, gây ấn tượng mạnh và tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật độc đáo.

II. Tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ

- Tạo ra hiệu quả nghệ thuật: Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh.

- Làm nổi bật ý nghĩa: Nhấn mạnh vào một khía cạnh đặc biệt của vấn đề.

- Gây bất ngờ: Kích thích sự tò mò, hứng thú của người đọc.

- Tăng sức biểu cảm: Thể hiện rõ nét tình cảm, thái độ của người nói.

III. Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ

- Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ. Người tiếp nhận có thể nhận ra ngay tính chất nghịch ngữ của cụm từ đó mà không cần phải đối chiếu nó với các cụm từ khác trong câu. Ví dụ: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. 

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

- Câu có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó. Ví dụ: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ "chăm sóc" vụ ấy lúc nào và ra làm sao. 

(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

- Lưu ý: Ở nhiều tác phẩm văn học, nghịch ngữ có thể hiện diện ngay ở nhan đề hay ở tên một số chương mục. Ví dụ: Thi hài sống (nhan đề một vở kịch của Lép Tôn-xtôi), Hạnh phúc của một tang gia (một phần tên chương XV của tiểu thuyết Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).

IV. Bài tập về biện pháp tu từ nghịch ngữ

Bài 1. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau:

a. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

b. Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Trả lời:

a. 

- Biện pháp nghịch ngữ: “Ầm ầm mà quạnh hiu”

- Hiệu quả nghệ thuật:  “ầm ầm” tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt nhưng “quạnh hiu” tượng trưng cho sự trống trải. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm. Làm tăng sự chết chóc của dòng sông này.

b.

- Biện pháp nghịch ngữ: “cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình”

- Hiệu quả nghệ thuật: Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ trọng diện hão huyền của nhân vật.

Bài 2. Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các trường hợp dưới đây và cho biết tác dụng của biện pháp này:

a. Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu.

(Nhan đề một chương trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

b. Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh thì ai láu. Nên chọn vào đêm thứ Sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến Chủ nhật. cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.

(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)

Trả lời:

a. Đám ma >< hạnh phúc

→ Nghịch lý, đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo.

b. Chết phải chọn ngày

→ Nghịch lí, anh nông dân có tên là Xích vì “vô học, ngu dốt” nên đã không biết chọn cho mình cách chết và giờ chết.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học