Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Biện pháp tu từ nói mỉa là gì?
- Nói mỉa là biện pháp tu từ thể hiện thái độ mỉa mai hay sự đánh giá mang tính phủ định ngầm ẩn của người nói, người viết đối với sự vật, sự việc được đề cập.
- Trong nói mỉa, người nói tạo ra sự mâu thuẫn cố ý giữa phần hiển ngôn và phần hàm ngôn của một lời nói hay của cả chuỗi phát ngôn:
+ Phần hiển ngôn: thái độ tán thành, khen ngợi hoặc trung lập khách quan.
+ Phần hàm ngôn: thái độ phủ nhận hoặc dè bỉu.
= > Tác dụng: Châm biếm
II. Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa
- Tăng sức biểu cảm: Thể hiện rõ nét tình cảm, thái độ của người nói.
- Dùng để lên án, phê phán và châm biếm những kẻ xấu xa, mang thói xấu.
III. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa
- Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng: Hay ho, hay hớm, đẹp mặt, tốt mã, làm ca thiên hạ, ăn trắng mặc trơn, mèo mù vớ cá rán,… Ví dụ: "Hay ho nhỉ?"; "Đẹp mặt chưa kìa!"…; Trong các cụm từ in đậm ở hai ví dụ, các yếu tố “hay”, “đẹp” biểu thị sự đánh giá tích cực, nhưng nghĩa của cả từ, cụm từ lại thể hiện một thái độ trái ngược, hàm ý phê phán, chê bai.
- Người nói, người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới. Ví dụ: “Hắn mà làm được điều đó thì tôi đi đầu xuống đất!”.
- Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá. Ví dụ: “Cám ơn ngài, ngài đã dạy quá lời”; “Kẻ hèn mọn này đâu dám đứng ngang hàng với các vị”.
- Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn.
Ví dụ:
Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng
Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.
(Trần Tế Xương, Mai mà tớ hỏng)
- Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn. Ví dụ: "Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.
- Hứt!... Hứt!... Hứt!..."
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Đọc đoạn trích trên, độc giả nhận thấy tiếng cười mỉa mai bật ra khi tác giả cố tình mô phỏng âm thanh tiếng khóc nấc một cách khác thường, ngược với lối trần thuật có vẻ khách quan trước đó.
IV. Bài tập về biện pháp tu từ nói mỉa
Bài 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau:
a.
- Thế sao bác cũng chủ trương cải cách trong báo của bác?
- Là vì tôi cũng như bác giai. Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng!
Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mĩ thuật cũng hăng hái nói tiếp:
- Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ đã hiểu ra chưa?
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. A-mê-li-a rất tán thành cuộc hôn nhân của anh trai, đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta.
(Uy-li-am Thác-co-rây, Hội chợ phù hoa)
c. Mỗi khi xuống nhà ăn cơm, cô lại khoác tay Giô đi, như là một điều dĩ nhiên; cô đã ngồi cạnh Giô trên chiếc xe riêng mui trần của anh ta (Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình).
(Uy-li-am Thác-co-rây, Hội chợ phù hoa)
d. Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ "thôi" chữ "cứu" không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ "tiền"!
(Trần Tế Xương, Bõn tri phủ Xuân Trường)
Trả lời:
a. “Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến”: Những lời nhà báo vừa nói (Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ…) thật sự không hề “cấp tiến” mà ngược lại rất hủ lậu.
b. “Đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta”: Thiếu nữ trẻ tuổi thường bồng bột, ngây thơ, nông nổi, A-mê-li-a cũng vậy. Chính vì không khôn ngoan nên A-mê-li-a bị Rê-béc-ca lừa gạt, tin vào tình bạn của cô đối với mình.
c. “Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình”: Với giới thượng lưu Anh thế kỉ XIX thì chuyện tụ điều khiển xe ngựa là chuyện bình tượng, nhưng với Giô thì việc điều khiển xe lại lẫm liệt vì anh ta quá béo, lười biếng và thụ động.
d. Mâu thuẫn giữa sự “bình yên” của hạt Xuân Trường và vị tri phủ quen làm việc bằng tiền, cho thấy sự nhiễu nhương, thối nát của xã hội giấu dưới vẻ bề ngoài bình thường, êm ả.
Tác dụng: Bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm, tạo hiệu quả hài hước cho văn bản.
Bài 2. Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây:
a. Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.
(Vũ trọng Phụng, Số đỏ)
b. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...)
(Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma)
Trả lời:
a. Biện pháp tu từ nói mỉa: “mặt rồng”; “vị thiên tử” có tác dụng:
- Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử.
- Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.
b. Biện pháp tu từ nói mỉa: “bao công trình”, “dấu chua”, “từng ấy” có tác dụng:
- Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa.
- Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu được.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)