Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Thành phần chính của câu là gì?

- Khái niệm: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

II. Cụm chủ vị là gì?

- Khái niệm: Các thành phần câu được cấu tạo bởi cụm từ có hình thức cấu tạo giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V).

III. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị là gì?

- Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

- Có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

– Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.

– Chủ ngữ: Nhân dân ta.

– Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Tinh thần.

+ Vị ngữ: Rất hăng hái.

= > Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.

IV. Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

- Giúp bổ sung thêm thông tin chi tiết, cụ thể về các đối tượng được miêu tả; nhờ đó việc hình dung về các đối tượng ấy trở nên dễ dàng hơn.

V. Bài tập về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

Bài 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a. Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

Trả lời:

Phần Vị ngữ là cụm động từ Động từ trung tâm Cụm C-V

a. tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên tưởng mình/ không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên

b. cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ làm ký ức ta/ quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

Bài 2. Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:

a. Trời mưa

b. Gió thổi

Trả lời:

a. Trời mưa tầm tã (mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm lời giải lớp 7 Kết nối tri thức các môn học:

Đề thi, bài tập, Giáo án lớp 7


Đề thi, giáo án các lớp các môn học