Liên kết trong văn bản (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết) lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Liên kết trong văn bản (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết) lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Liên kết trong văn bản là gì?
- Khái niệm: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
II. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết
- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề); các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.
III. Một số phép liên kết thường dùng
- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”
(Tự học - Một thú vui bổ ích, Nguyễn Hiến Lê)
→ Lặp từ “tự học”.
- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Ví dụ: “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
→ Sử dụng quan hệ từ “Nhưng”.
=> Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn. Ví dụ: Với phép nối, người ta thường dùng các từ ngữ như “thứ nhất..., thứ hai..., thứ ba....”, “trước hết..., hơn nữa..., quan trọng hơn cả....”. Chẳng hạn:
“Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. [...] Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.”
(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.”
(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
→ Sử dụng từ “nó” thay cho “sách”.
- Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích ki. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.”
(Đời thừa, Nam Cao)
→ Các từ in đậm thuộc trường liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh.
IV. Bài tập về liên kết trong văn bản
Bài 1. Xác định tính liên kết trong các trường hợp sau:
a. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân. Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
- Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)
Trả lời:
a.
- Nội dung: Các câu văn kể về kết quả của sự việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.
- Hình thức:
+ Phép thế: Thần Nước - Thủy Tinh
+ Phép nối: Từ đó
b.
- Nội dung: Các câu văn đều xoay quanh cuộc trò chuyện của nhân vật tôi và Nguyên.
- Hình thức: Phép thế: Nguyên - nó.
Bài 2. Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong những trường hợp sau:
a. Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích tạo ra những cán bộ và công dân tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
b. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
Trả lời:
- Phép liên kết câu: Sử dụng phép lặp - Các từ được lặp lại là trường học của chúng ta, trường học.
- Các phép liên kết đoạn:
+ Phép thế: Từ “như thế” ở đoạn (b) thay cho câu ở cuối đoạn (a).
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Gồm các từ trường học, thầy giáo, học trò.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:
- Dấu chấm lửng lớp 7
- Thuật ngữ lớp 7
- Cước chú lớp 7
- Tài liệu tham khảo lớp 7
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó lớp 7
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)