Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (Từ Hán Việt) lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (Từ Hán Việt) lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ Hán Việt là gì?

- Khái niệm:

+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.

+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu,…

II. Đặc điểm của từ Hán Việt

- Từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt góp phần làm tăng và mở rộng vốn từ; giúp từ mang thêm nhiều sắc thái, biểu hiện khác nhau.

+ Sắc thái ý nghĩa: mang tính trừu tượng và khái quát hơn.

Ví dụ: Thổ huyết (hộc máu), viêm (loét),...

+ Sắc thái biểu cảm: Thể hiện được cảm xúc tốt hơn.

Ví dụ: băng hà (chết), phu nhân (vợ),...

+ Sắc thái phong cách: Từ Hán Việt khi được sử dụng trong các lĩnh vực như hành chính, chính trị, khoa học, chính luận giúp sắc thái câu văn trang trọng hơn.

Ví dụ: thiên thu (ngàn năm), huynh đệ (anh em),...

III. Từ Hán Việt có mấy loại?

- Phân loại: Từ Hán Việt được chia làm 3 loại:

+ Từ Hán Việt cổ:

Ví dụ:

Bố trong (bố mẹ), có âm Hán việt cổ chữ “” và âm Hán Việt là chữ “phụ”.

Cải có âm Hán Việt cổ của chữ “” và âm Hán Việt chữ “giới”.

+ Từ Hán Việt:

Từ Hán Việt cổ được bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời nhà Đường.

Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đương thời, tiếng Hán sử dụng trong thời nhà Đường.

Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử,…

+ Từ Hán Việt Việt Hóa:

Từ Hán Việt Việt hóa có quy luật biến đổi âm không giống hoàn toàn với từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ. Ví dụ:

Từ cầu trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiểu”.

Từ góa trong “góa phụ”, âm Hán Việt đọc là “quả”.

Từ cướp được đọc là “kiếp” trong âm Hán Việt.

IV. Nhận diện từ Hán Việt

* Căn cứ mặt ngữ âm

- Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu: Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:

+ Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am, ám,...

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián, giản,...

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ,...

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái, khải, kha, khuyển, khuyết,...

+ Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi, nhĩ, nhị, nghiêm, nghiễm, nghiệm, ngư, ngữ, ngự, liêu, liễu, liệu, vi, vĩ, vị, dung, dũng, dụng.

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán-Việt;

- Căn cứ vào vần:

+ Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.

+ Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.

+ Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt. Cụ thể: tâm, tẩm,…là từ Hán - Việt.

+ Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán-Việt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.

* Căn cứ mặt ngữ pháp

- Các từ ngữ Hán-Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, ví dụ: lục quân, hải phận,...

- Đối với các từ ghép đẳng lập Hán- Việt thường thường ta không thể thay đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như: đơn giản → giản đơn, tranh đấu → đấu tranh.

* Căn cứ mặt ngữ nghĩa

Các từ ngữ Hán - Việt thường có nghĩa khái quát, trừu tượng; có tính mơ hồ về nghĩa.

* Căn cứ mặt phong cách

Các - từ ngữ Hán-Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó thường được dùng trong phong cách sách vở.

V. Cách xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt

Một số từ Hán Việt thường gặp nhất và giải nghĩa các từ trên.

* GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH: nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.

PHỤ MẪU: Cha mẹ.

NGHIÊM QUÂN: Cha.

TỪ MẪU: Mẹ.

...

* TỔ – TÔN

TIÊN TỔ: Ông tổ trước (lâu đời).

VIỄN TỔ: Ông tổ xa (lâu đời).

...

* PHU PHỤ (VỢ CHỒNG)

NỘI TỬ: Chồng kêu vợ là Nội tử.

PHU QUÂN: Vợ kêu chồng.

QUẢ PHỤ: Đàn bà goá (chồng chết)

...

* HUYNH ĐỆ (Anh em).

TRƯỞNG HUYNH: Anh cả.

CHƯ HUYNH: Các anh.

QUÝ ĐỆ: Em út.

...

VI. Bài tập về từ Hán Việt

Bài 1. Tìm các từ Hán Việt có trong các câu sau:

A. Chiều hôm qua, Chủ tịch nước Lào và phu nhân đã đến thăm Việt Nam.

B. Cố đô Huế vẫn giữ nguyên vẹn một vẻ đẹp trầm mặc theo thời gian.

Trả lời:

Các từ Hán Việt:

a. tổng thống, phu nhân

b. cố đô, nguyên vẹn, trầm mặc, thời gian

Bài 2. Tìm các yếu tố để ghép với các yếu tố cho sẵn tạo thành từ ghép Hán Việt: thủy, phi, tồn, hóa, hậu, hữu, thiên.

Trả lời:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

thủy

thủy điện, sơn thủy, thủy mặc, thu thủy, thủy chiến, thủy binh,…

2

phi

phi lí, phi cơ,…

3

tồn

tồn vong, tồn tại,...

4

hóa

hóa chất, văn hóa,...

5

hậu

hậu phương, hậu cần, hậu vận,...

6

hữu

hữu hạn, hữu ích,...

7

thiên

thiên nhiên, thiên đô, thiên lí mã, thiên tử, thiên tai,...

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học