Nói quá lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Nói quá lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Nói quá là gì?

- Khái niệm: Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

II. Cấu tạo, đặc điểm của nói quá

- Biện pháp tu từ nói quá có đặc điểm: phóng đại đến mức phi lí tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói đến.

III. Nói quá có mấy loại?

Có hai kiểu nói quá thường gặp: nói quá kết hợp với so sánh tu từ và nói quá dùng từ ngữ phóng đại khác.

- Nói quá kết hợp với so sánh tu từ

Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng.

Ví dụ:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nép một, như đường mía lau

(Ca dao)

- Dùng những từ ngữ phóng đại khác

+ Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể,…

+ Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng, …

+ Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo,…

IV. Tác dụng của nói quá

- Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

V. Phân biệt nói quá và nói giảm, nói tránh

So sánh nói quá và nói giảm nói tránh có điểm nào giống nhau và khác nhau.

- Giống nhau giữa nói quá và nói giảm nói tránh:

+  Không nói đúng thực tế của sự việc, hiện tượng.

+ Cả 2 đều là biện pháp tu từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học thơ ca...

- Khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ trên:

+ Nói quá nhằm phóng đại sự việc lên, làm tăng thêm sự nổi bật của vấn đề cần nói, tạo ấn tượng mạnh cho người nghe.

+ Còn nói giảm nói tránh thì làm giảm bớt đi so với thực tế nhằm giúp sự việc hiện tượng trở nên nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn hoặc tâm lý hơn qua đó người nghe cảm thấy dễ chịu hơn.

VI. Bài tập về nói quá

Bài 1. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, ruột để ngoài da.

a. Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c. Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

Trả lời:

Điền thành ngữ vào chỗ trống:

a. chó ăn đá gà ăn sỏi

b. bầm gan tím ruột.

c. ruột để ngoài da.

Bài 2. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a.                Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b.  Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

Trả lời:

a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b. Em có thể đi lên đến tận trời.

=> Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học