Mạch lạc trong văn bản lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Mạch lạc trong văn bản lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Mạch lạc trong văn bản là gì?

- Khái niệm: Mạch lạc là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản, chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.

II. Đặc điểm của văn bản có tính mạch lạc

+ Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

+ Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí (nhớ lại), ý nghĩa (tương đồng, tương phản).

→ Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/người nghe.

Ví dụ: Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) được thể hiện ở chỗ:

+ Các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều bàn luận xoay quanh chủ đề lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

+ Các phần, các đoạn, các câu của văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí:

• Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của ta.

• Các phần, đoạn tiếp theo nêu các chủ đề nhỏ với các nội dung cụ thể làm rõ chủ đề chung của văn bản: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại, khẳng định nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.

III. Bài tập về mạch lạc trong văn bản

Bài 1. Hãy tìm tính mạch lạc trong đoạn thơ “Lão nông và các con” – (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

 

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng khờ dại bán đi

Kho vàng chôn dưới đất kia

Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công

Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng

Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa

Tay cày, tay cuốc, tay bừa,

Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không”

 

Bố chết. Các con cùng gắng gổ

Lật tung đồng đây đó khắp nơi.

Kỹ càng công việc xong xuôi,

Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.

 

Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,

Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan:

Trước khi từ giã trần gian,

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

Trả lời:

- Tất cả các câu, các đoạn đều hướng đến chủ đề “lao động là vàng”, lao động sẽ tạo ra của cải, vật chất.

Mối quan hệ trình tự trong đoạn thơ trên là quan hệ nhân quả. Vì trước khi ông bố qua đời đã dặn kĩ các con là dưới đất có vàng, và hãy lao động bằng sức mình để tạo ra của cải, vật chất.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác: