Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử

Nói giảm nói tránh lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Nói giảm, nói tránh là gì?

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn viết lẫn trong văn nói. Cách nói giảm nói tránh sẽ giúp cho ngôn từ phát ra lịch sự, trở nên tinh tế hơn trong các cuộc giao tiếp. 

- Ví dụ:

 “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.

Bác sĩ sử dụng từ “Không qua khỏi’’ ở đây có ý nghĩa là “chết”, để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

II. Những cách nói giảm, nói tránh thông dụng

* Những cách nói giảm nói tránh thông dụng 

- Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

(Ví dụ: Người lính đã chết rồi. → Người lính đã hi sinh rồi)

- Cách 2: Dùng cách nói vòng vo

(Ví dụ: Vườn rau này héo úa. → Vườn rau này cần được chăm sóc, tưới nước nhiều hơn.

- Cách 3: Dùng cách nói phủ định

(Ví dụ: Món ăn dở. → Món ăn chưa được ngon)

* Các cách nói giảm nói tránh thường xuất hiện trong những trường hợp sau đây:

- Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, gai người, sợ hãi, thô tục.

- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp với mình trong trường hợp là người có quan hệ thứ bậc xã hội cao hơn, hoặc người có tuổi tác cao.

- Khi nhận xét chân thành, tế nhị, lịch sự nhằm giúp người nghe dễ dàng tiếp thu. 

* Nói giảm nói tránh không nên dùng vào các trường hợp sau đây: 

- Khi thực sự phê bình, nghiêm khắc, cần sự thẳng thắn để nói đúng sự thật về ai đó đang mắc lỗi lầm. 

- Khi bạn diễn tả một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chỉnh, cuộc họp…

III. Nói giảm, nói tránh có mấy loại?

Thông thường, có bốn cách được áp dụng:

- Thay thế bằng các từ đồng nghĩa, từ Hán - Việt để tăng sự trang trọng, lịch sự cho câu văn. 

Ví dụ: “Cảnh sát tìm thấy một xác chết cạnh dòng sông đầu làng.” Cảnh sát tìm thấy một thi thể cạnh dòng sông đầu làng..

- Sử dụng cách diễn đạt gián tiếp nhằm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng, tránh các từ ngữ tiêu cực làm giảm cảm giác nặng nề.

Ví dụ: “Bạn ấy còn kém lắm “Bạn ấy cần phải cố gắng hơn nữa”,

- Cách nói phủ định bằng việc dùng từ trái nghĩa, giảm tính tiêu cực và thể hiện sự tôn trọng người đọc, người nghe.

Ví dụ: “Bức tranh xấu lắm.” Từ “xấu” có thể diễn đạt lại bằng “không đẹp lắm”.

- Sử dụng cách nói trống (tỉnh lược) nhằm giảm tính chất đau buồn, chuẩn bị tâm lý cho người đọc, người nghe.

Ví dụ: “Anh ấy bị thương nặng thế thì không còn sống được lâu nữa đâu chị à”. Câu trên có thể chuyển thành “Anh ấy (…) thế thì không ( …) được lâu nữa đâu chị à.” để mang cảm giác nhẹ nhàng hơn.

IV. Tác dụng của nói giảm, nói tránh

- Biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về nghệ thuật giúp cách diễn tả của cá nhân được nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn. 

V. Phân biệt nói giảm, nói tránh và nói quá

- Nói giảm nói tránh và biện pháp nói quá là hai biện pháp tu từ đối nghịch nhau. Nếu nói giảm nói tránh nhằm để giảm nhẹ tính chất sự việc thì nói quá sẽ là phóng đại, tăng quy mô của vấn đề đang nói đến.

VI. Bài tập về nói giảm, nói tránh

Bài 1. Các câu sao sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

a. Lúc phát bài kiểm tra, cô giáo nói với Quân:

- Cô thấy rằng con cần phải cố gắng thêm nhiều trong thời gian tới.

b. Thấy Hòa định mặc một chiếc áo khoác có màu sắc sặc sỡ, Loan góp ý:

- Mình thấy chiếc áo khoác này không hợp với chiếc váy bên trong của cậu lắm.

Trả lời:

- Hai câu văn trong a và b, đều sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

- Tác dụng:

+ Câu a: giúp giảm đi sự tiêu cực và trách móc trong lời nhận xét, giúp Quân không quá tổn thương và buồn bã, nhưng vẫn hiểu được sự thiếu sót của mình

+ Câu b: giúp Hòa không bị xấu hổ và giúp Loan vừa góp ý được cho bạn, vừa giữ được phép lịch sự.

Bài 2.  Sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay đi các câu sau:

a. Chiếc khăn len này được đan thật xấu.

b. Con chó đã chết rồi.

Trả lời:

a. Chiếc khăn len này được đan thật xấu.

→ Chiếc khăn len này được đan chưa khéo lắm.

b. Con chó đã chết rồi.

→ Con chó đã ra đi rồi.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm lời giải lớp 7 Cánh diều các môn học:

Đề thi, bài tập, Giáo án lớp 7


Đề thi, giáo án các lớp các môn học