Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Chân trời sáng tạo (Lý thuyết + Bài tập)
Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Chân trời sáng tạo chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Chân trời sáng tạo (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
I. Biện pháp tu từ là gì?
- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
II Phân loại biện pháp tu từ
Một số biện pháp tu từ phổ biến là:
- So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ - Nói giảm, nói tránh - Nói quá - Chơi chữ |
- Điệp ngữ - Liệt kê - Tương phản - Đảo ngữ - Tăng tiến - Câu hỏi tu từ - Phép đối lập |
III. Biện pháp tu từ so sánh
- Khái niệm: Đối chiếu các sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng (thường dùng các từ so sánh: như, là, chẳng bằng, giống như,...
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
+ Từ ngữ so sánh: “chẳng bằng”.
+ Tác dụng:
Biện pháp so sánh (không ngang bằng) thể hiện cảm nhận của người con: So với những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn vĩ đại hơn nhiều.
Thể hiện niềm kính yêu, biết ơn với mẹ.
IV. Biện pháp tu từ nhân hóa
- Khái niệm: Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi, vốn chỉ dùng cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối.
- Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sinh động, thân thuộc, gần gũi với con người hơn.
- Ví dụ:
+ Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật: cậu Vàng, bác Chào Mào, anh Kiến,...
+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: Heo hút cồn mây súng ngửi trời (Tây Tiến)
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
(Ca dao)
V. Biện pháp tu từ ẩn dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
- Phân loại: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Ví dụ:
+ Ẩn dụ hình thức:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Truyện Kiều)
→ Hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu”.
+ Ẩn dụ cách thức: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
→ Hình ảnh ẩn dụ “kẻ trồng cây”.
+ Ẩn dụ phẩm chất:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
→ Hình ảnh ẩn dụ “thuyền”, “bến”.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Côn Sơn, Trần Đăng Khoa)
→ Hình ảnh ẩn dụ “tiếng rơi”.
VI. Biện pháp tu từ hoán dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận.
- Phân loại: 4 kiểu hoán dụ thường gặp
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
+ Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Dùng dấu hiệu để gọi sự vật.
+ Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
- Ví dụ:
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Anh ấy là chân sút số một của đội bóng.
+ Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam.
+ Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc, Tố Hữu)
+ Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Tục ngữ)
VII. Biện pháp tu từ điệp ngữ
- Khái niệm: Điệp ngữ là một biện pháp mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ. Việc lặp một từ người ta gọi là điệp từ, lặp các cụm hay các câu gọi là điệp ngữ.
- Phân loại: 3 loại
Điệp nối tiếp:
+ Điệp nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.
+ Ví dụ cho điệp nối tiếp:
“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu
Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”
(Phạm Tiến Duật)
Điệp ngắt quãng:
+ Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.
+ Ví dụ về điệp ngắt quãng:
“Ta làm 1 con chim hót
Ta làm 1 cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
(Thanh Hải)
Điệp vòng (điệp chuyển tiếp):
+ Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.
+ Ví dụ về phép điệp chuyển tiếp:
Thấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh kia ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp thì ai sầu hơn ai?
(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm)
VIII. Biện pháp tu từ đảo ngữ
- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
- Ví dụ:
“Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)
IX. Biện pháp tu từ nói quá
- Khái niệm: Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.
X. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn viết lẫn trong văn nói. Cách nói giảm nói tránh sẽ giúp cho ngôn từ phát ra lịch sự, trở nên tinh tế hơn trong các cuộc giao tiếp.
- Ví dụ:
“Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.
Bác sĩ sử dụng từ “Không qua khỏi’’ ở đây có ý nghĩa là “chết”, để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.
XI. Biện pháp tu từ chêm xen
- Khái niệm: Chêm xen là một biện pháp tu từ, khi người viết xen một từ, cụm từ, một câu vào câu nhằm giải thích, bổ sung thông tin, ý nghĩa cho câu hoặc hướng tới mục đích tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu.
- Ví dụ về biện pháp chêm xen:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
XII. Biện pháp tu từ liệt kê
- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ mà người nói, người viết sắp xếp nối tiếp các từ, cụm từ cùng loại trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
- Ví dụ về biện pháp liệt kê:
Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.
XIII. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Khái niệm: Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ mà người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.
- Ví dụ về biện pháp lặp cấu trúc:
Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
- Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc
+ Tạo ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.
+ Được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, giúp tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.
XIV. Biện pháp tu từ đối
- Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và làm tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn.
- Ví dụ về biện pháp đối:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
- Tác dụng của biện pháp đối
+ Gợi sự phong phú về ý nghĩa.
+ Tạo ra sự hài hoà, cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu cho lời thơ, câu văn.
+ Nhấn mạnh ý.
+ Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát.
XV. Bài tập ôn tập các biện pháp tu từ
Bài 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoa nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nó trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của trẻ.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
(Cây tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
a. Chỉ ra trong văn bản ít nhất 01 câu thơ sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp ngữ.
b. Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng phép điệp trong đoạn thơ:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Trả lời:
a. Chỉ ra trong văn bản ít nhất 01 câu thơ sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, liệt kê.
- So sánh: “Nòi tre đâu chịu mọc cong,/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.”.
- Nhân hóa: “Rễ siêng không ngại đất nghèo,/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.”
- Câu hỏi tu từ: “Tre xanh,/ Xanh tự bao giờ?”.
- Điệp ngữ:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”.
b. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam.
Bài 2. Chỉ ra biện pháp liệt kê trong các trường hợp sau. Xác định xem đây là kiểu liệt kê theo từng cặp hay không theo từng cặp; kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến.
a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa
Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.
b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.
c. Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.
d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.
e. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.
Trả lời:
Câu |
Biện pháp liệt kê |
Kiểu liệt kê |
a |
Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa |
Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến. |
b |
một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân. |
Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến. * Lưu ý: Trong ngữ liệu b, có một phép liệt kê (một nịnh, một trung) nằm trong phép liệt kê lớn hơn. |
c |
vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân. |
Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến. |
d |
Già trẻ bé lớn |
Liệt kê không theo từng cặp, tăng tiến. |
e |
một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại |
Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến |
Bài 3. Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn có đảo ngữ.
a. Đăng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
b. Đăng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.
Trả lời:
– Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ. (Đảo vị trí của vị ngữ).
– Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).
Bài 4. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
Trả lời:
a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b. Em có thể đi lên đến tận trời.
=> Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
Bài 5. Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
(Nguyễn Tuân)
b. Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
(Emily con – Tố Hữu)
Trả lời:
a. Hình ảnh hoán dụ: Tay sào, tay chèo để chỉ người chèo thuyền. Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể
b. Hình ảnh hoán dụ: Tuổi thanh xuân để chỉ tuổi trẻ. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Bài 6. Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau:
a. Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
(Ca dao)
b. Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
Trả lời:
a. Khăn thương nhớ - người con gái (em - ẩn) - miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo, đây là hình ảnh ẩn dụ
b. Gồm cả ẩn dụ và hoán dụ
Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.
Cơm - lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
Bài 6. Sưu tầm một số câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ,... sử dụng thành công các biện pháp tu từ và viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tác dụng của một biện pháp tu từ em yêu thích nhất.
Trả lời:
- Gợi ý một số ngữ liệu:
a. Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi, con chim chiền chiến Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. |
Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy bên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... |
b. Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nửa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luy tre thân mật làng tôi ... đâu đâu ta cũng có nửa tre làm bạn.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Kết nối tri thức. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)