Soạn bài Tình yêu và thù hận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tình yêu và thù hận trang 98, 99, 100, 101, 102 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Em đã xem bộ phim điện ảnh "Rô-mê-ô và Giu-li-ét". Bộ phim kể về tình yêu trong sáng, chân thành và cao thượng, vượt qua mọi rào cản kể cả cái chết. Vì là con của hai gia tộc có mối thù với nhau từ xa xưa, nên tình cảm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn cấm. Vì vậy, để có thể ở bên nhau, Giu-li-ét đã quyết định uống thuốc giả chết để cao chạy xa bay cùng Rô-mê-ô. Ngờ đâu, chàng trai tưởng người mình yêu đã chết lại quá đau khổ và quyết định tự vẫn. Khi Giu-li-ét tỉnh lại, Rô-mê-ô đã qua đời ngay bên cạnh nàng. Quá bất ngờ và đau khổ, cô đã nhặt con dao mà Rô-mê-ô dùng để tự sát tự kết liễu đời mình. Cuối cùng cả hai nhân vật đã được ở bên nhau mãi mãi. Kết thúc vừa lãng mạn vừa bi kịch ấy khiến em ấn tượng vô cùng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
- Cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong một không gian vắng vẻ vào ban đêm
2. Theo dõi: Chú ý các hình ảnh so sánh, ví von khi miêu tả Giu-li-ét trong lời thoại của Rô-mê-ô.
- Các hình ảnh so sánh, ví von khi miêu tả Giu-li-ét trong lời thoại của Rô-mê-ô: "nàng như mặt trời", "mắt nàng như vì tinh tú"
3. Suy luận: Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó?
- Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó vì dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai dòng họ lâu đời có mối thù truyền kiếp, nên hai người sẽ vì họ của mình mà không thể đến được với nhau.
4. Suy luận: Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-liét ở phần này, “họ” là ai?
- Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ở phần này, “họ” là những người họ hàng (thuộc dòng họ Montague và Capulet)
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Đoạn trích kể về tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-liét. Qua đó, tác giả khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời theo chủ nghĩa lí tưởng nhân văn thông qua chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những thù hận của gia tộc.
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.
Trả lời:
- Đề tài: Tình yêu và thù hận.
- Nội dung bao quát: Câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật thuộc hai dòng họ vốn mâu thuẫn với nhau, bị sự ngăn cấm của dòng họ.
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
Trả lời:
- Lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét:
Nhân vật |
Lời đối thoại |
Lời độc thoại |
Rô-mê-ô |
Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm ; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi. |
Nàng lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi ! Bởi đêm nay, nàng tỏa ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng. |
Giu-li-ét |
Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế ? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua ; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây. |
Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi ; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. |
- Tác dụng của việc sử dụng các lời thoại trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật:
+ Lời đối thoại giúp hai nhân vật giao tiếp, giãi bày tình cảm và thái độ của họ với đối phương; thông qua đó, thể hiện tình yêu, ý chí vượt qua mọi rào cản của họ.
+ Lời độc thoại: Những lời nói của nhân vật với chính bản thân, bộc lộ nỗi niềm, cảm xúc bên trong. Ví dụ như khi Rô-mê-ô lén vào vườn để ngắm Giu-li-ét hoặc khi Giu-li-ét tự hỏi về dòng họ của Rô-mê-ô, họ đã sử dụng độc thoại để thể hiện cảm xúc riêng của mình.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét:
Nhân vật |
Lời thoại về người yêu, tình yêu |
Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu |
Thái độ, hành động được thể hiện |
Rô-mê-ô |
... |
- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó... |
- Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu |
Giu-li-ét |
... |
... |
... |
Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.
Trả lời:
Nhân vật |
Lời thoại về người yêu, tình yêu |
Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu |
Thái độ, hành động được thể hiện |
Rô-mê-ô |
- Có phải chàng nói với ta đâu, chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về |
- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. - Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu... - Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu |
- Khẳng định sức mạnh của tình yêu; sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu - Sẵn sàng vượt "bức tường", đón nhận "hàng chục lưỡi kiếm" để đánh đổi ánh mắt yêu thương của người yêu |
Giu-li-ét |
- Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười |
- Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa - Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đât - Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh |
- Sẵn sàng từ bỏ những cái tên thù nghịch của dòng họ để đón nhận tình yêu - Tỏ rõ sự lo lắng dành cho người yêu
|
* Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều hồn nhiên, có tình yêu mãnh liệt, say đắm, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản, thậm chí thay đổi cả danh tính của mình để bảo vệ và khẳng định tình yêu.
* Điểm khác biệt:
- Rô-mê-ô thể hiện tình yêu một cách mãnh liệt, táo bạo và đầy nhiệt huyết.
- Giu-li-ét thể hiện sự trầm tĩnh, có những băn khoăn, dự cảm về những khó khăn, thử thách đang chờ đợi họ.
Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.
Trả lời:
- Xung đột: Giữa hai gia tộc Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét.
- Xung đột nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Giữa tình yêu mãnh liệt và định kiến gia tộc; giữa niềm hạnh phúc mong manh và dự cảm bất an về tương lai.
- Kiểu xung đột: Giữa cái cao cả (tình yêu) với cái thấp kém (hận thù dòng họ).
Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.
Trả lời:
Lời độc thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời độc thoại dài nhất: “Ấy, khe khẽ chứ! Ánh sáng nào vừa lóe trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời! …. Ôi! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy!”. Tuy đây là lời độc thoại nhưng dưới ngòi bút tài tình của Sếch-xpia lại dường như là lời đối thoại mà Rô-mê-ô nói chuyện với Giu-li-ét. Qua những lời tâm sự của mình, Rô-mê-ô thể hiện rõ sự say đắm của chàng trước vẻ đẹp của Giu-li-ét. Cách Rô-mê-ô miêu tả những suy nghĩ của mình được thể hiện một cách tự nhiên và tư duy hợp lý. Tâm trạng của Rô-mê-ô khá đơn giản và không chứa đựng những đắn đo hay lưỡng lự. Điều này phản ánh sự chân thành và không điên đảo của tình yêu giữa họ.
Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
Trả lời:
Nhân vật |
Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại |
Biểu hiện phù hợp với nội dung câu chuyện |
Rô-mê-ô |
- Lời đối thoại: Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra… Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. - Lời độc thoại: Ấy, khe khẽ chứ ! Ánh sáng nào vừa lóe trên cửa sổ kia ? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời ! – Vùng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi, và giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều… |
- Ngôn ngữ đối thoại cho thầy Rô-mê-ô dứt khoáy khẳng định tình yêu với Giu-li-ét, sẵn sàng từ bỏ dòng hị và tên tuổi của mình.
- Ngôn ngữ độc thoại với ngôn từ mượt mà, cách nói ví von, so sánh cho thấy tâm trạng vui sướng, rạo rực của người đang yêu |
Giu-li-ét |
- Lời độc thoại: Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu?... - Lời đối thoại: Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế ? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua ; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây… |
- Ngôn ngữ độc thoại cho thấy Giu-li-ét đã yêu say đắm Rô-mê-ô, việc thổ lộ tình yêu qua sự chất vấn rồi tự trả lời cho thấy sự hồn nhiên, trong sáng khi đến với tình yêu, với Rô-mê-ô.
- Ngôn ngữ đối thoại cho thấy sự ngạc nhiên, vui sướng của Giu-li-ét khi gặp Rô-mê-ô, thồng thời thể hiện nỗi lo cho sự an nguy của người yêu khi họ hàng bắt gặp; hình ảnh bức tường, nơi “tử địa” trong lời của Giu-li-ét đã cảnh báo về thế lực ngăn cản tình yêu của họ. |
Câu 7 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Trả lời:
- Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn mang ý nghĩa ẩn dụ:
+ “Bức tường” vừa là vật thể thực vừa mang biểu tượng về vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa đôi trẻ Giu-li-ét, Rô-mê-ô.
+ “Lưỡi kiếm” vừa là vật thể thực vừa mang biểu trưng cho sự trừng phạt, sự trả giá đau thương nếu vi phạm vùng cấm, đường biên, bất chấp thù hận.
- Tác dụng:
+ Thể hiện xung đột và những lời nguyền lâu đời, bất khả giữa hai dòng họ.
+ Thúc đẩy xung đột bi kịch giữa tình yêu của Giu-li-ét, Rô-mê-ô với luật lệ, quy ước bất khả xâm phạm của hai dòng họ.
+ Thể hiện sự quyết tâm dỡ bỏ bức tường thù hận của hai người.
Câu 8 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?
Trả lời:
- Nguyên nhân khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình:
+ Dòng họ Môn-ta-ghiu (phía nhà Rô-mê-ô) và Ca-piu-lét (phía nhà Giu-li-ét) vốn có sự thâm thù “không đội trời chung” lâu đời, con cháu của họ, con cháu của họ cũng vướng “lời nguyền” không được lấy nhau.
+ Dưới thời của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, vấn đề tự do cá nhân chưa được khẳng định, đề cao; sự chi phối của dòng họ đối với cá nhân rất lớn; hành động của mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng đến danh dự của dòng họ.
- Em đồng tình với cách ứng xử của Rô-mê-ô và Giu-li-ét vì họ có những ứng xử đầy chủ kiến, táo bạo, xuất phát từ niềm tin vào tình yêu để vượt qua cấm đoán của dòng họ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST