Soạn bài Sông Đáy - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Sông Đáy trang 129, 130 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Bài thơ khắc hoạ hình ảnh con sông Đáy và hình ảnh người mẹ trong kí ức của nhà thơ. Từ đó thể hiện được tình yêu quê hương da diết của tác giả.
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nội dung bao quát của bài thơ là gì?
Trả lời:
- Nội dung bao quát của bài thơ: Hình ảnh Sông Đáy và hình ảnh người mẹ trong tâm hồn nhà thơ.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung.
Trả lời:
- Một số đặc điểm về hình thức của bài thơ:
+ Thể thơ: tự do (gần với “thơ văn xuôi”);
+ Cách gieo vần: không vần
+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt (theo dòng cảm xúc).
+ Từ ngữ: chọn lọc, có những kết hợp mới lạ (Sông Đáy chảy vào đời tôi; lưng người (mẹ) đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm; ...)
+ Hình ảnh so sánh mang tính sáng tạo dựa trên các liên tưởng bất ngờ (Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt/ Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc/Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn hoặc đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông)
+ Biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ, … kết hợp từ ngữ cảm thán, hô ngữ
- Tác dụng: ghi lại được những ấn tượng sâu đậm của tác giả về sông Đáy và về mẹ. Qua đó thể hiện tình cảm trìu mến, thiết tha của tác giả.
Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích hình ảnh con Sông Đáy được gợi tả trong bài thơ.
Trả lời:
- Hình ảnh con Sông Đáy được tác gải gợi tả trong bài thơ thân thương, hiền hòa, gần gũi gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ và mẹ không thể nào quên.
- Sông Đáy hiện lên qua 3 mốc thời gian: còn nhỏ, lúc lớn lên đi xa quê và cuối cùng là ngày trở về, được sắp xếp theo trình tự quá khứ - hiện tại → thể hiện chiều sâu của nỗi nhớ, có niềm vui, nỗi buồn khi xa quê:
+ 9 câu đầu: Hình ảnh Sông Đáy gắn với mẹ và tuổi thơ đầy nhọc nhằn.
+ Câu 10 -14: Sông Đáy không chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa, mà còn là ký ức về tình yêu lứa đôi.
+ Từ câu 15-20: Ngày trở về gặp lại Sông Đáy.
=> Hình ảnh con sông Đáy được tác giả khắc họa lại rất nhiều lần, như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả.
Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?
Trả lời:
- Tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy: Thể hiện ân nghĩa sâu xa đối với dòng sông - người mẹ tần tảo nuôi dưỡng, bồi đắp yêu thương, ... nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn.
- Mối quan hệ giữa hình ảnh dòng sông và người mẹ là mối quan hệ song hành soi chiếu vào nhau, làm nổi bật những phẩm chất tương đồng. Sông và mẹ được gợi nhớ song song, hai mà như hòa làm một. Vì thế, nhìn thấy hình ảnh dòng sông cũng là được nhìn thấy mẹ. Cuối bài thơ, “tôi” trò chuyện với Sông Đáy cũng là cách “tôi” gửi thương nhớ đến mẹ mình. Có thể nói, kí ức của tác giả hoà kí ức về mẹ vào kí ức về Sông Đáy… Trân trọng – biết ơn là tình cảm của tác giả
Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.
Trả lời:
- Chủ đề: Tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn sâu nặng đối với con sông quê hương và người mẹ của tác giả.
- Một số căn cứ để xác định chủ đề:
+ Nhan đề (Sông Đáy);
+ Hình ảnh: sông Đáy, người mẹ trở đi trở lại trong suốt bài thơ; các chi tiết nghệ thuật quan trọng như hình ảnh so sánh, liên tưởng, gợi nhắc về mẹ từ hình ảnh Sông Đáy; ...
+ Những từ ngữ thể hiện kí ức, ấn tượng sâu sắc về quê hương qua hình ảnh sông Đáy và người mẹ; tình cảm, cảm xúc thương nhớ con sông và người mẹ của chủ thể trữ tình xưng “tôi”
Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
- Thông điệp: Hãy trân trọng, gìn giữ kí ức của tuổi thơ trong tâm hồn, nhất là khi kí ức ấy gắn với quê hương và với người mẹ đã sinh mình.
Câu 7 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, hãy chia sẻ về hình ảnh một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.
Trả lời:
Trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hình ảnh dòng sông Hương hiện lên đầy thơ mộng, trữ tình, mang tính cách, nét đẹp duyên dáng như những người con gái xứ Huế. Dưới ngời bút của tác giả, có lúc sông Hương như một bản anh hùng ca của rừng ra sâu thẳm, một bên hoang dã đầy sức sống, một bên lại dịu dàng, đằm thắm. Có lúc dòng sông Hương lại như mang một vẻ đẹp mới khi bước chân đến xứ Huế thơ mộng. Nó uốn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp, bao bọc xung quanh thành phố Huế như một dải tơ lụa mềm mại. Hình tượng sông Hương trong bài bút kí này là một tượng đài nghệ thuật diệu kỳ mà người nghệ sĩ ngôn từ đã dành tất cả tâm huyết và tinh huyết của mình để “chạm khắc”.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST