Soạn bài Mùa xuân chín - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Mùa xuân chín trang 123, 124, 125 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.

Trả lời:

- Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ: ấp áp. Mùa xuân không lạnh lẽo, giá rét như mùa đông, không nóng bức chói chang như mùa hè, cũng không buồn rầu, khô hanh như mùa thu. Ấm áp, nắng ấm và ẩm ướt mới chính là tiết trời thực sự của mùa xuân.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người trong ba khổ thơ đầu?

- Bức tranh thiên nhiên trong ba khổ thơ đầu tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống.

- Hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu vui tươi, phấn khởi, tâm hồn đầy trẻ trung, yêu đời.

2. Suy luận: Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ?

- Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại nhưng lại mang nỗi nhớ về cảnh vật và con người ở quá khứ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Bài thơ đã vẽ nên bức tranh sống động với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh của thiên nhiên, con người trong mùa xuân. Qua đó, bộc lộ khát khao giao cảm với đời, với người của Hàn Mặc Tử.

Soạn bài Mùa xuân chín | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao?

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất vừa quen thuộc vừa mới lạ. Quen thuộc với khung cảnh làng quê với làn nắng ửng, mái nhà tranh, giàn thiên lí. Mới lạ với tà áo biếc, với bóng xuân sang. Mùa xuân được hữu hình hoá, có thể quan sát bằng thị giác. Bóng của mùa xuân nhẹ nhàng bước tới như thể đang đứng trước mặt nhà thơ, khiến con người ngỡ ngàng mà chiêm ngưỡng cái sắc xuân tươi đẹp ấy.

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hai dòng thơ - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... là lời của ai, thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người và mùa xuân? 

Trả lời:

- Hai dòng thơ - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... là lời của chủ thể trữ tình – nhân vật “khách xa”.

- Thể hiện quan niệm, thái độ trước sự thay đổi của con người và mùa xuân: quy luật của tạo hóa, đời người cũng như búp phải nở hoa, trái xanh phải chín,... khó mà cưỡng lại.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... có tác dụng như thể nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu?

Trả lời: 

Khổ thơ

Tác dụng của ách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người

1

Gợi tả sinh động sự hiện diện của mùa xuân trong không gian - một bức tranh xuân tươi mới, tràn đầy sức sống được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác,.) và cả cảm xúc say mê, rạo rực của tác giả trước “bóng xuân sang”.

2

Gợi tả bức tranh xuân rộng lớn, giàu sức sống với sự xuất hiện của con người ở độ tuổi tươi đẹp, rạng ngời xuân sắc; thể hiện niềm dự cảm về quy luật trôi chảy của thời gian, đời người.

3

Gợi tả sinh động những dấu hiệu “chín” của mùa xuân qua tiếng hát của tâm hồn.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “khách xa” được thể hiện trong khổ thơ thứ tư.

Trả lời:

- "Khách xa" ở đây có thể hiểu là khách từ phương xa đến làng hoặc cũng có thể là nhà thơ ẩn mình dưới vai trò của một vị khách để diễn tả hoàn cảnh của bản thân. Người khách gặp đúng lúc mùa xuân chín mà lòng, trí nhớ về quê hương. Từ láy "bâng khuâng" gợi ra cảm giác buồn man mác, lửng lơ, vô định kết hợp với từ "sực" càng cho ta cảm giác về sự bất chợt, ngay tức khắc. Tại chính thời điểm đó, nỗi nhớ làng quê ngập tràn, dâng trào trong tâm tưởng của thi nhân. 

Câu 5 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.

Trả lời:

- Cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ:

+ Mùa xuân là danh từ kết hợp từ “chín” là tính từ.

+ Gợi ra cảnh sắc mùa xuân ở độ tuổi tươi đẹp nhất, viên mãn nhất, tràn đầy sức sống.

Câu 6 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?

Trả lời:

Ba khổ thơ đầu

Khổ thơ cuối

- Cảnh vật được quan sát ở thời điểm hiện tại, người quan sát hoặc đang ngắm nhìn cảnh vật hoặc đứng vở vị trí có thể bao quát cả một bức tranh rộng lớn.

- Người quan sát cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác,…

- Tự xưng là “khách xa”, người quan sát, từ một bối cảnh làng quê, nhìn vào tâm tưởng để nhớ và thao thức cùng không gian làng quê của mình: xa xôi nhưng ấm áp, quen thuộc. Từ đó làm nổi bật cảm xúc của người quan sát: vừa là tiếc nuối, vừa là mong mỏi

=> Vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi. Điều này cho thấy sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên cùng con người, đồng thời thể hiện tâm trạng, cảm xúc bâng khuaang, tiếc nuối của tác giả.

Câu 7 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.

Trả lời:

- Một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản: Cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ

+ Vần bằng: tan – vàng – sang; trời – đồi – chơi; mây – ngây.

+ Ngắt nhịp: 4/3 như co lại với cách ngắt câu đột ngột bằng dấu chấm giữa dòng cuối khổi 1; ngân nga trải ra theo không gian xa rộng ở khổ 2; lắng lại theo chiều sâu và dư âm của tiếng hát tâm hồn ở khổ 3 với các từ láy tượng hình “vắt vẻo”, tượng thanh “hổn hển, thầm thĩ”.

Câu 8 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác