Trắc nghiệm KTPL 12 có đúng sai, trả lời ngắn

Bộ tài liệu Trắc nghiệm KTPL 12 có đúng sai, trả lời ngắn sách mới sẽ Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi và giúp học sinh lớp 12 ôn tập trắc nghiệm KTPL 12.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) bản word trình bày đẹp mắt, chỉnh sửa dễ dàng:

BÀI 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Câu 3. GDP là viết tắt của chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng thu nhập quốc dân.

C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?

A. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.

B. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.

D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 5. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…

A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 6. Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là

A. GDP.

B. GNI.

C. HDI.

D. Gini.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một quốc gia?

A. Là chỉ tiêu quan trọng để theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.

B. Mức tăng GNI (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

C. Bao gồm tổng thu nhập của công dân (thuộc quốc gia đó) ở cả trong và ngoài lãnh thổ.

D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 8. Chi tiêu nào dưới đây phản ánh tăng trưởng kinh tế?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Góp phần tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh.

B. Làm tăng thêm thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.

C. Khắc phục được tỉ lệ nghèo đa chiều trong xã hội.

D. Xoá bỏ được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 10. Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng trong việc

A. tăng thu nhập cho tất cả các tầng lớp nhân dân.

B. giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.

C. xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

D. khắc phục và giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 11. Quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế đi liền với chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế.

Câu 12. Phát triển kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người có sự sụt giảm.

C. Tổng sản phẩm quốc nội có sự sụt giảm mạnh mẽ, nhanh chóng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp; giảm tỉ trọng ngành công nghiệp.

Câu 13. Yếu tố nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng quy mô dân số.

C. Loại bỏ ngành nông nghiệp.

D. Tăng khoảng cách giàu - nghèo.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của phát triển kinh tế theo chiều hướng tích cực?

A. Sự biến đổi về chất lượng, số lượng và cơ cấu của một nền kinh tế.

B. Sự đầu tư, phân phối chia đều cho các ngành và các vùng kinh tế.

C. Sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế.

D. Sự tăng lên về khối lượng sản phẩm và sự tiến bộ về đời sống xã hội.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phát triển kinh tế?

A. Tăng sự giàu có cho một bộ phận nhỏ dân cư.

B. Tạo điều kiện nâng cao tuổi thọ cho mọi người.

C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

D. Cung cấp nguồn lực để củng cố chế độ chính trị.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của phát triển kinh tế?

A. Tạo tiền đề để tăng cường quốc phòng - an ninh.

B. Làm tăng thêm thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.

C. Khắc phục được tỉ lệ nghèo đa chiều trong xã hội.

D. Xoá bỏ được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 17. Trong mối quan hệ với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế

A. không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

B. quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững.

C. là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững.

D. tồn tại độc lập, không liên quan đến phát triển bền vững.

Câu 18. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

A. tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

B. có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. là hai nội dung riêng biệt.

D. chỉ có quan hệ tương tác một chiều.

Câu 19. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần

A. thu hẹp không gian sản xuất.

B. nâng cao phúc lợi cho người dân.

C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.

D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.

Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lượng của một nền kinh tế.

B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi cả về chất và lượng của một nền kinh tế.

Phần 2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 1. Đọc thông tin, quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:

Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

Biểu đồ.

Trắc nghiệm KTPL 12 có đúng sai, trả lời ngắn

Nguồn: Dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều, trang 7

a. Thông tin và biểu đồ trên đề cập đến chỉ tiêu phát triển kinh tế.

b. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó.

c. Trong giai đoạn 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức thấp nhấp vào năm 2021.

d. Trong giai đoạn 2011 - 2022, GDP của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và không có sự biến động.

................................

................................

................................

Xem thử


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học