Giải đề minh họa Đánh giá năng lực Công an mã đề CA4
Với Giải đề minh họa Đánh giá năng lực Công an mã đề CA4 năm 2022 sẽ giúp học sinh ôn luyện đề thi ĐGNL đạt kết quả tốt.
Xem thêm bản pdf Bài thi đánh giá năng lực Bộ Công an - Mã đề CA4
Để mua trọn bộ Đề ôn thi ĐGNL Bộ Công an năm 2023 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Lời giải đề minh họa Đánh giá năng lực Công an mã đề CA4 gồm 50 câu trong 50 trang. Dưới đây tóm tắt lời giải của một số câu hỏi có trong đề thi, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.
Bộ Công an
Trường Đại học Công an nhân dân
Đề thi Đánh giá năng lực năm 2022
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (50 điểm)
Câu 1.Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vật rơi tự do nên chuyển động là nhanh dần đều.
Phương trình vận tốc v = g.t (v0 = 0 m/s) có đồ thị là đường thẳng và đi qua gốc tọa độ.
Câu 2.Kính lúp là dụng cụ quang học thường được sử dụng trong công tác khám nghiệm hiện trường. Khi thu thập dấu vết hiện trường bằng kính lúp, tính chất của ảnh thu được là
A. ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.
B.ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.
D. ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Khi thu thập dấu vết hiện trường bằng kính lúp, tính chất của ảnh thu được làảnh cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 3.Laze không được sử dụng trong thiết bị nào sau đây?
A. Máy ngắm đường thẳng trong trắc địa.
B.Máy bắn tốc độ giao thông.
C. Máy soi hành lí ở sân bay.
D. Đầu đọc đĩa CD/VCD.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
C sai vì máy soi hành lí ở sân bay sử dụng tia tử ngoại.
Câu 4.Trong khoảng thời gian 6 giờ có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là
A. 8 giờ.
B.4 giờ.
C. 3 giờ.
D. 12 giờ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
75% số hạt nhân ban đầu bị phân rã nên số hạt nhân còn lại là 25%.
Ta có:
giờ
Câu 5. Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 20 mH và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điệni = 0,2cos(2.103t) (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Từ phương trình I
Mà (1)
Lại có:
(2)
Thay (1) vào (2) được:
Do u, i vuông pha nên:
thay i = 0,5 I0 ta được
Câu 6. Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng sử dụng là nguồn đơn sắc có bước sóng λ. Tại điểm M trên màn quan sát, ta thu được vân sáng bậc k. Khi tăng hoặc giảm khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát một đoạn ∆D (sao cho màn quan sát vẫn song song với màn chứa hai khe và vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi) thì tại M có vân sáng tương ứng với bậc k1 và bậc k2. Mối liên hệ giữa k, k1 và k2 là:
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vân sáng trùng nhau: k. i = k1 . i1 = k2 . i2 = xM
Với
Câu 7. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha được đặt tại A và B. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đạivà MB – MA = 8 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s và tần số sóng nằm trong khoảng từ 18 Hz đến 21 Hz. Điểm M nằm trên đường cực đại bậc:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hai nguồn cùng pha:
Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại:
Mà
Câu 8. Trong một thí nghiệm về dao động, ta treo một vật nặng vào đầu dưới của lò xo nhẹ và kích thích cho hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào điểm treo biến đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của quả nặng là:
A. 0,2 kg.
B.0,1 kg.
C. 0,3 kg.
D. 0,4 kg.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Dựa vào đồ thị ta thấy: Vật bắt đầu dao động từ thời điểm t = 0 và lò xo không dãn, tới thời điểm lò xo dãn cực đại ở biên A, về thời điểm lò xo không dãn và tiếp tục tới lò xo dãn với Fđh = 2, cuối cùng quay về vị trí ban đầu lò xo không dãn. Quá trình đó là một chu kì dao động và có T = 0,3 s.
Ta có:
Từ đồ thị ta có:
(1)
(2)
Lấy (1) : (2) ta được
Thay lại vào (1) ta được k.(0,0225 + 0,045) = 6 k = 88,88 (N/m)
Lại có:
Câu 9. Đặt điện áp (U và không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Dùng vôn kế lí tưởng mắc vào hai đầu L. Khi L = L1 thì số chỉ vôn kế là U1, độ lệch pha của u và i là φ1 và mạch AB tiêu thụ công suất là . Khi L = L2 thì số chỉ vôn kế là U2, độ lệch pha của u và I là < và mạch AB tiêu thụ công suất P2. Nếu < và
U1 = 3 U2 thì tỉ số là
A. .
B. 9.
C. 3.
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có:
Mà
Lại có: UL1 = 3 UL2
Ta có giản đồ vectơ
I. Đọc hiểu (2,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt gì?
Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì gây khó khăn cho con người trong cuộc sống hiện nay hơn cả một cuộc chiến tranh?
Câu 3. Hình ảnh “chàng dũng sĩ” trong đoạn trích ngầm chỉ điều gì?
Câu 4. Chủ đề của đoạn trích là gì?
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ theo kết cấu diễn dịch, về sự bận rộn của con người hiện đại.
II. Làm văn (7,5 điểm)
Trong bài Đất Nước (trích từ trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
(Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào những hiểu biết về đoạn thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước.
--------------------------HẾT--------------------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. Đọc hiểu (2,5 điểm)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt: nghị luận, tự sự
Câu 2. Theo tác giả của đoạn trích, điều gây khó khăn cho con người trong cuộc sống hiện nay hơn cả một cuộc chiến tranh là cái trống trải của lòng mình.
Câu 3. Hình ảnh “chàng dũng sĩ” trong đoạn trích mang tính ẩn dụ ngầm chỉ sự mạnh mẽ, dũng cảm và bản lĩnh của con người có thể chiến thắng được sự hèn yếu, dục vọng trong chính lòng mình, có thể bước qua những ranh giới của sự tầm thường để giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp, thanh cao.
Câu 4. Đoạn trích trong “Nẻo về quả ý” đã thể hiện chủ đề sâu sắc trong trong cuộc sống hiện đại: cách ứng xử của con người trước cuộc sống bận rộn, là thái độ sống trước những cám dỗ về tiền bạc, danh vọng và quyền lực. Tác giả chiêm nghiệm và thể hiện thông điệp: mỗi người hãy là một dũng sĩ để chiến đấu với chính sự tham lam của lòng mình, hãy có những khoảng lặng để giữ gìn sự trong sạch, bình yên và tử tế trước cuộc sống xô bồ, hiện đại.
Câu 5.
- Yêu cầu về hình thức:
+ Dung lượng: 100 chữ, tương ứng khoảng 10 dòng hoặc ½ trang giấy.
+ Hình thức lập luận: diễn dịch.
- Yêu cầu về nội dung: sự bận rộn của con người hiện đại.
+ Biểu hiện?
+ Thực trạng, tác hại?
+ Cách ứng xử của con người trước cuộc sống bận rộn?
* Đoạn văn tham khảo:
Cuộc sống bận rộn của con người hiện đại như những con sóng liên tiếp ở ngoài đại dương xô đẩy khiến ta mệt mỏi, khi đó ta cần phải thích ứng với sự bận rộn đó. Để tìm cho mình chỗ đứng, con người hiện đại bị cuốn theo vòng xoáy của học thêm, làm thêm, thi cử, chạy quyền chức, … Dòng xoáy ấy khiến ta mệt mỏi, suy nhược hay cảm thấy nản chí, cô đơn, cô độc, có những lúc không tránh khỏi tuyệt vọng. Khi ấy việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Làm thế nào để cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi? Làm thế nào để tạo ra giá trị của bản thân, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại mà vẫn có khoảng lặng để hiểu mình, giữ mình và sống ý nghĩa với những người xung quanh, vẫn đóng góp cho xã hội? Khi ấy, việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Ta cần sử dụng múi giờ trong ngày khoa học, hợp lí, thanh lọc những mối quan hệ chất lượng để giữ những điều tốt lành, dành thời gian đọc sách, tìm hiểu văn hóa, học ngoại ngữ cũng như biết yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thế giới quanh mình.
...........................................
...........................................
...........................................
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều