(Siêu ngắn) Soạn bài Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Gặp lá cơm nếp siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

A/ Hướng dẫn soạn bài Gặp lá cơm nếp

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Trả lời:

Bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ đã cho:

- Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

- Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xôi là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Trả lời:

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Nguyên liệu để làm xôi là gạo nếp nên xôi thường rất dẻo, rất mềm. Em thích xôi có thêm nước cốt dừa, vì xôi như vậy sẽ rất thơm và béo. Xôi lạc thì bùi, xôi gấc thì có màu đỏ rất đẹp, ăn cũng rất ngon.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Câu 1(trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

Số tiếng

Vần

Nhịp thơ

5 tiếng/ 1 dòng thơ

Gieo vần chân

2/3, 3/2

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Trả lời:

- Tình cảm nhớ thương, yêu và trân trọng “mùi vị quê hương/ con quên làm sao được/ chia đều nỗi nhớ thương”.

(Siêu ngắn) Soạn bài Gặp lá cơm nếp | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Trả lời:

 

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng thơ

4 tiếng/ dòng

5 tiếng/ dòng

Cách gieo vần

chân

chân

Ngắt nhịp

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/ 2

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/ 3

Chia khổ

9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt

4 khổ trong đó có 1 khổ đặc biệt

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều. Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương.

- Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Trả lời:

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Trả lời:

- Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

- Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Trả lời:

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là "nỗi nhớ thương", "làm sao quên được", là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: "ôi mùi vị quê hương", hay ngay cả việc "thèm bát xôi mùa gặt". Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: "nhặt lá về đun bếp", "thổi cơm nếp". Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm". Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

B/ Học tốt bài Gặp lá cơm nếp

1/ Nội dung chính Gặp lá cơm nếp

Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.

2/ Bố cục văn bản Gặp lá cơm nếp

Gặp lá cơm nếp có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

3/ Tóm tắt văn bản Gặp lá cơm nếp

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Gặp lá cơm nếp

- Nội dung:

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

+ Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ)

+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác