(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 101) Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng trang 101, 102, 103 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Viết ra giấy các ý chính của bài nói thành dạng dàn ý.

- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, những từ ngữ then chốt, những câu quan trọng mà khi trình bày không thể bỏ qua.

- Chuẩn bị tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài hát,… liên quan đến các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng (nếu có).

b. Tập luyện

- Để nói tốt, em có thể tập luyện trước bạn bè, người thân hoặc có thể đứng trước gương, tập nói một mình.

2. Trình bày bài nói

- Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

+ Trình bày bài nói theo các ý đã chuẩn bị.

+ Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói phù hợp với nội dung bài nói.

+ Sử dụng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là, học sinh lớp 7…, trường THCS ………….. Các bạn thân mến!

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Con người Việt Nam được biết đến với tinh thần tương thân tương ái. Chính vì vậy, những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hoạt động thiện nguyện là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Những hoạt động thiện nguyện sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội văn minh hơn.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người giàu sang nhưng cũng có người nghèo khó. Vì vậy, việc biết chia sẻ sẽ giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi người cũng cảm thấy tâm hồn trở nên thanh thản và hạnh phúc hơn.

Những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng thường được tổ chức với quy mô lớn, với sự đóng góp từ các mạnh thường quân, có thể giúp đỡ được nhiều mảnh đời bất hạnh trong xã hội hơn. Hằng năm, các chương trình như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế” đã thu hút được rất nhiều mạnh thường quân tham gia đóng góp để giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh. Một ví dụ điển hình như trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình…

Có thể khẳng định rằng, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta cần lan tỏa, tích cực tham gia các hoạt động này.

3. Sau khi nói

- Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

* Người nghe:

- Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đôi một số nội dung như:

+ Sự nổi bật của vấn đề được trình bày.

+ Sự phù hợp của các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng.

+ Những điều khiến em xúc động hoặc có ấn tượng sâu sắc trong bài trình bày của bạn.

+ Sự phù hợp của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) với nội dung bài trình bày.

+ Một vài điểm có thể bổ sung để phần trình bày trở nên hoàn thiện hơn.

* Người nói:

- Lắng nghe từng ý kiến phản hồi của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Cảm ơn sự đồng cảm của bạn và có thể chia sẻ thêm lí do khiến em chọn nói về những điều này.

+ Trao đổi lại các ý kiến phản biện, bảo vệ ý kiến của em nếu thấy cần thiết; tiếp thu những ý kiến góp ý mà em thấy hợp lí.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác