(Siêu ngắn) Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

A/ Hướng dẫn soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

Trả lời:

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh, mang tính chất gợi nhưng không hay vì em chưa nhìn ra được mạch cảm xúc của bài thơ.

- Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm nhận được nhịp điệu trong bài thơ, cảm nhận được mạch cảm xúc trong bài thơ.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Trả lời:

- Bài bình thơ giúp em thay đổi cái nhìn về bài thơ Đường núi, cảm nhận được nhịp điệu và mạch cảm xúc của bài thơ.

- Câu, ý khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc:

+ Số lượng âm tiết trong từng câu thơ liên quan mật thiết đến cảm xúc được thể hiện trong thơ.

+ "Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh. Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc."

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.

- Theo em, sự đồng cảm giữa tác giả bài bình thơ với bài thơ cho thấy tác giả là người am hiểu, tinh tường về thơ, có cái nhìn, cảm nhận tinh tế.

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Trả lời:

Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả." bởi vì độ dài ngắn của mỗi một câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi đều tùy thuộc theo cảm xúc. Không có từ ngữ nào trong bài thơ nói thẳng Nguyễn Đình Thi ngây ngất với thiên nhiên, tất cả đều là sức gợi những cái vừa ở trong câu chữ (nội dung bài thơ, nhịp điệu), vừa ở ngoài câu chữ (cảm xúc được thể hiện qua nội dung, nhịp điệu) tạo nên. Ngoài ra, phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận - tâm hồn của Nguyễn Đình Thi.

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của tác giả Vũ Quần Phương, em có thể bổ sung các ý về nghệ thuật Nguyễn Đình Thi bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp từ độc đáo, đảo ngữ.

B/ Học tốt bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

1/ Nội dung chính Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.

2/ Bố cục văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

+ Phần 1: Từ đầu đến “reo trong mắt anh”: Khái quát chung về bài thơ Đường núi

+ Phần 2: Tiếp theo đến “bay múa, ca hát.”:Cảm nhận, phân tích về bài thơ Đường núi Của Nguyễn Đình Thi.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Đánh giá, nhận xét về bài thơ

3/ Tóm tắt văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

- Nội dung:

Qua bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi, được thể hiện bằng cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi”

- Nghệ thuật:

+ Cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.

+ Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ”  khiến người đọc phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác