Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.
I. Tác giả văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác còn có Ngọc Vũ, Phương Viết, quê Nam Định.
- Ông làm bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, tổng biên tập báo Người Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966); Hoa trong cây (1977); Những điều cùng đến (1983); Vầng trăng trong xe bò (1988); Vết thời gian (1996); Quên chữ... quên câu (2000); Giấy mênh mông trắng (2003); Chỗ ấy sóng (2008)
II. Tìm hiểu tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
1. Thể loại:
Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi thuộc thể loại phê bình văn học
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
-Trích tác phẩm Thơ hay có lời có 1000 bài, Vân Long tuyển chọn
3. Phương thức biểu đạt :
Văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi có phương thức biểu đạt là Nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi:
Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.
5. Giá trị nội dung:
Qua bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi, được thể hiện bằng cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi”
6. Giá trị nghệ thuật:
- Cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.
- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ” khiến người đọc phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
1. Sự đồng cảm của người bình thơ khi cảm nhận về bài thơ “Đường núi”
- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.
- Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.
- Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”: Thể hiện sự trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”.
- Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.
Học tốt bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn lớp 7 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT