Chiều biên giới - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Với tác giả, tác phẩm Chiều biên giới Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Chiều biên giới gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Chiều biên giới

Chiều biên giới - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Nhà thơ Lò Ngân Sủn là người dân tộc Dáy, sinh ngày 26/4/1945 tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Ông Nguyên là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Nguyên Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Lào Cai.

- Các giải thưởng: Những người con của núi, Tập thơ, giải B – Hội Nhà văn,  1992; Đám cưới Tập thơ, giải A – UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 1995 và nhiều giải thưởng khác.

- Sinh thời, ông đã cho ra đời 17 tập thơ, con số lớn đối với một nhà thơ Việt Nam. Năm 2012, tuyển tập “Tập thơ Lò Ngân Sủn” do chị Lò Thị Thương biên soạn được xuất bản, với sự ủng hộ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiều biên giới - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiều biên giới

1. Thể loại: 

Chiều biên giới thuộc thể thơ 5 chữ. 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Bài thơ “Chiều biên giới em ơi” được nhà thơ Lò Ngân Sủn sáng tác vào năm 1980. Có nhà bình luận văn học đã cho rằng bài thơ này là bản tuyên ngôn bằng thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn, một người đàn ông dân tộc Dáy về một vùng biên giới mà ở đó, mỗi tấc đất đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ, góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc.

Bài thơ “Chiều biên giới em ơi!” đăng trên báo Nhân Dân năm 1980, nhạc sĩ Trần Chung đọc thấy hay quá nên ngay lập tức phổ nhạc. Với giai điệu mượt mà, bay bổng nhưng lại rất hào sảng, lời bài hát hay, ngay lập tức đã được công chúng đón nhận và bài ca này đã trở thành một trong những bài hát “đi cùng năm tháng” của dân tộc

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Chiều biên giới có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục bài Chiều biên giới: 

Chiều biên giới có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu: Khung cảnh chiều biên giới bao la, đầy sức sống.

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Cảm nhận của tác giả về vùng đất đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc.

5. Giá trị nội dung: 

Bài thơ được vang lên trong giai điệu da diết như muốn hiến dâng trọn vẹn cho từng cái cây, từng hòn đá, từng khúc suối, từng con dốc, từng mái nhà, từng tiếng gà gáy, từng ngọn khói… trên dọc dài biên giới nước nhà của tác giả. Những điều thiêng nhất thuộc về quê hương của một con người lại là những điều giản dị nhất. Tổ quốc luôn luôn là một danh từ vĩ đại - vậy nhưng Tổ quốc lại được tạo nên bởi chính những điều giản dị. Tổ quốc của nhà thơ Lò Ngân Sủn là mùa hoa đào nở, mùa cây sở, là ruộng bậc thang… nếu không yêu thương chúng, nhà thơ sẽ không bao giờ viết được những câu thơ với cảm xúc như thế.

6. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể loại truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa con vật thành công. 

+ Sử dụng nhiều trường từ vựng đối lập, biện pháp so sánh,... cùng lối hành văn sinh động, hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiều biên giới

1. Khung cảnh chiều biên giới bao la, đầy sức sống 

- Câu thơ cảm thán “ Chiều biên giới em ơi” được lặp lại, đứng ở vị trí đầu mỗi khổ thơ → Vừa làm cho giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở.

- Tác giả  sử dụng hàng loạt so sánh và điệp ngữ biểu lộ niềm tự hào về chiều cao và vị trí địa đầu của biên giới đất nước: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,... những mảnh hồn thiêng liêng của Tổ quốc, một phần máu thịt của Việt Nam.

- Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu

+ Sông, suối, mây, gió, núi, đất trời là hình ảnh biên giới, là hình ảnh quê ta, là quê hương Việt Nam yêu dấu. Từ “đầu” trong khổ thơ được tác giả đặt vào từng câu thơ một cách rất sáng tạo vừa chỉ tầm cao vừa chỉ nơi đầu nguồn.

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ca ngợi và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn.

- Đoạn thơ mở ra một không gian nghệ thuật thơ mộng. Khi mùa xuân đến, hoa đào đỏ thắm núi rừng. Những đồi sở trổ cành sum sê, xanh biếc. Những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn tỏa hương ngào ngạt

- Vần điệu trong thơ gợi lên những điểm sáng đẹp xinh mà nhà thơ đang say mê ngắm nhìn: “nở” vần với “sở” (vần lưng), cây - mây - bay vần với nhau (vần chân) làm cho  âm điệu bài thơ lâng lâng lan tỏa trong tâm hồn người cảm thụ. 

2. Cảm nhận của tác giả về vùng đất đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc.

- Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự thay da đổi thịt của vùng đất biên thùy và cuộ sống ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc nơi đây.

“ Núi rừng có điện thay sao,

Nông thôn có máy làm trâu cho người”.

→ Ước mơ xưa đã thành hiện thực. Lò Ngân Sủn của thế hệ hôm nay đã viết về sự đổi thay của quên hương mình

- “ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát yên vui ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. 

- Trong bài thơ “ Chiều biên giới” nhà thơ dân tộc đã viết rất say mê và lãng mạn về những nông trường trên biên giới ở quê hương mình

- Để có cuộc sống thanh bình, yên vui, mỗi tấc đất biên cương đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ , để góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc. 

- Tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương.

Học tốt bài Chiều biên giới

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chiều biên giới Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác