(Siêu ngắn) Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (hay nhất)
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (ngắn nhất)
- Top 30 đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- (Cánh diều) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ
- (Chân trời sáng tạo) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Giới thiệu được bài thơ về tác giả; nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn ta được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
* Phân tích bài tóm tắt tham khảo:
Đồng dao mùa xuân – một bài thơ xúc động về người lính
- Đoạn văn gồm các ý chính:
+ Giới thiệu bài thơ và tác giả.
+ Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật nhất của bài thơ.
+ Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Khát quát cảm xúc về bài thơ
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
- Lựa chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, những đề tài như: tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,…
b. Tìm ý
Thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc về nét đặc sắc của bài thơ trên các phương diện: chủ để, cảm xúc của nhà thơ, thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…
- Cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Mở đoạn |
Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. |
Thân đoạn |
Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
Kết đoạn |
Khái quát cảm xúc về bài thơ |
2. Viết bài
* Đoạn văn tham khảo:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 1
Bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã khắc họa khung cảnh bầu trời đẹp lộng lẫy khi về đêm. Những hình ảnh tưởng chừng như rất gần gũi lại được miêu tả sống động, chân thực. Dòng sông ngân hà biết chảy giữa trời lồng lộng, sao Thần Nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao Hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm Đại Hùng tinh biết buông gầu tát nước. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa biến các sự vật trở nên có linh hồn, sức sống. Hình ảnh ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Qua đó, chúng ta nhận ra được bài học về giá trị của lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 2
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính đã đem đến cho tôi nhiều ấn tượng. Từng câu thơ đọc lên giống như một trang nhật kí về cuộc đời của người lính từ lúc họ mới vào chiến trường, chiến đấu rồi hy sinh. Khi mới vào chiến trường, họ vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, thì tấm lòng nhiệt huyết cách mạng vẫn cháy trong trái tim của họ. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, thân xác nằm lại nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Dù đã hi sinh, nhưng đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Còn với nhân dân, người lính đã trở thành một tượng đài bất tử, đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Với bài thơ này, tác giả đã ngợi ca, bộc lộ lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân quả” là một bài thơ giá trị viết về người lính cụ Hồ.
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. |
Nếu còn thiếu, hãy bổ sung |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. |
Đọc lại phần cuối của đoạn văn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt |
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT