(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc (trang 98) - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

* Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản “Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

Ngôi kể

Ngôi thứ nhất (xưng em)

Nội dung

Kể về bà Nhung - người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện.

Giới thiệu câu chuyện

Đoạn đầu đã giới thiệu: “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp ...”

 

Đối tượng biểu cảm

Bà Nguyễn Thị Nhung

Đặc điểm nổi bật của đối tượng

- Bà Nhung 57 tuổi, hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu, làm bán hàng.

- Dù điều kiện sống không dư giả nhưng bà luôn chia sẻ với những mảnh đời cơ cực: bà cưu mang những mảnh đời khó khăn suốt 30 năm, bà tham gia thiện nguyện, trao quà cho người dân miền núi, ...

 

Cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm

- cảm phục, kính trọng

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây: cảm nghĩ về người thân, cảm nghĩ về một sự việc khiến em cảm động, cảm nghĩ về một sự việc khiến em ấn tượng.

b. Tìm ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Người đó là ai? Sự việc đó là gì?

+ Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?

+ Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hay sự việc đó?

+ Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên?

c. Lập dàn ý

Mở bài

+ Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

+ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.

Thân bài

+ Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.

+ Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.

Kết bài

+ Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.

2. Viết bài

* Bài văn mẫu tham khảo:

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

3. Chỉnh sửa

Rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộ lộ tình cản, suy nghĩ.

Nếu chưa có, hãy bổ sung thông tin cho lời giới thiệu để người đọc có được hình dung ban đầu về người hoặc sự việc.

Nêu được đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em.

Nếu chưa có hoặc chưa đủ, hãy bổ sung nội dung để người đọc hiểu rõ những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em.

Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc đó. Chú ý sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

Đánh dấu những từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, suy nghĩ về người hoặc sự việc được nói tới. Nếu chưa có hoặc chưa đủ, cần bổ sung.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người

- Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người ngắn nhất:

- Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hay nhất:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác