(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 53) Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) trang 53, 54, 55 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) (hay nhất)
- Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) (ngắn nhất)
- Top 30 bài trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Chọn đề tài phù hợp, ví dụ như: Người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương, lòng biết ơn đối với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn,… để minh họa cho bài nói.
- Lập dàn ý cho bài nói.
b. Tập luyện
- Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày:
+ Tập nói một mình, tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.
+ Điều chỉnh dung lượng bài nói phù hợp với thời gian quy định.
2. Trình bày bài nói
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh họa,..
- Điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói, thể hiện sự tương tác với người nghe.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Kính chào thầy cô và các bạn. Em tên là Hồng Hạnh học sinh lớp 7A2 trường THCS Thành Công. Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.
Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.
Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.
Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.
3. Sau khi nói
- Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nói |
- Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như: + Bài nói đã thể hiện rõ suy nghĩ của người nói về vấn đề đời sống chưa? + Nội dung bài nói có gì thuyết phục không? + Người nói đã sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) phù hợp với nội dung trình bày chưa? + Hiệu quả của các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ,…) trong khi trình bày thế nào? |
Người nghe |
- Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc. + Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT