Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Với tác giả, tác phẩm Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Gặp lá cơm nếp gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Gặp lá cơm nếp

Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1945

- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông rubic, Từ một đến một trăm... Ngoài ra, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác

- Phong cách thơ Thanh Thảo:

+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. 

+ Thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ.

II. Tìm hiểu tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Thể loại: 

Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Tác phẩm Gặp lá cơm nếp được trích trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Gặp lá cơm nếp có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Gặp lá cơm nếp: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

5. Bố cục bài Gặp lá cơm nếp: 

Gặp lá cơm nếp có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

+ Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ)

+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Mùi hương xôi nếp trong nỗi nhớ hiện lên trên đường hành quân của người lính:\

+ Tác giả đã xa nhà nhiều năm → Nhớ nhà, thèm bát xôi mùa nếp thơm mùa gặt

+ Nhìn thấy khói bay phía xa → Cảm nhận được mùi hương xôi nếp 

+ Mùi xôi “lạ lùng”: mùi thơm đến lạ, vừa quen thuộc, vừa lạ lùng vì đã quá lâu chưa được thử.

- Mùi xôi khiến tác giả - nhân vật con nhớ đến mẹ:

+ Thắc mắc mẹ ở đâu lúc này

+ Nhớ hình ảnh mẹ nhặt lá, đun bếp, thổi xôi 

+ Cảm giác hương thơm lan tỏa đến tận bước chân người lính

→ Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh của mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.

2. Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Tác giả coi mùi hương cơm nếp chính là mùi vị quê hương

→ Hạt gạo chính là biểu tượng cho làng quê Việt Nam, không chỉ là mùi vị quê hương của tác giả mà còn của tất cả người lính xa quê, tất cả người con Việt Nam.

- Nỗi nhớ thương được đặt trong sự so sánh đặc biệt: Mẹ già và đất nước

→ Tình yêu mẹ, yêu gia đình được người lính đặt cùng với lòng yêu quê hương, mong muốn bảo vệ đất nước.

→ Người lính chiến đấu từng ngày để đổi lấy tự do cho đất nước, đổi lấy cuộc sống tự do cho quê hương, trở về với mẹ già, với bếp củi, mùi xôi nếp thân thương.

- Hai câu thơ cuối: Người lính quay về tới hiện tại

+ Cảm nhận được mùi hương của cây nhỏ trên đường hành quân 

+ “Thơm mãi”: mùi hương vương vấn, ngào ngạt như nỗi nhớ da diết của tác giả.

Học tốt bài Gặp lá cơm nếp

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác