Bố cục Gặp lá cơm nếp chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với bố cục bài Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Gặp lá cơm nếp từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và tình yêu đất nước của tác giả

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp

Tóm tắt tác phẩm Gặp lá cơm nếp - Mẫu 1

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Tóm tắt tác phẩm Gặp lá cơm nếp - Mẫu 2

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

Nội dung chính Gặp lá cơm nếp

Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.

Tác giả - tác phẩm: Gặp lá cơm nếp

I. Tác giả văn bản Gặp lá cơm nếp

Gặp lá cơm nếp | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1945

- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông rubic, Từ một đến một trăm... Ngoài ra, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác

- Phong cách thơ Thanh Thảo:

+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. 

+ Thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ.

II. Tìm hiểu tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Thể loại: 

Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Tác phẩm Gặp lá cơm nếp được trích trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Gặp lá cơm nếp có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Gặp lá cơm nếp: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

5. Bố cục bài Gặp lá cơm nếp: 

Gặp lá cơm nếp có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

+ Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ)

+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Để học tốt bài học Gặp lá cơm nếp lớp 7 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chính xác nhất hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác