Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 17 Chân trời sáng tạo

Với Giải KHTN lớp 6 trang 17 trong Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 17.

Bài 1 trang 17 KHTN lớp 6:

Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.

B. Tự ý làm các thí nghiệm.

C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.

D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Lời giải:

- Phương án A, C, D là các việc làm an toàn trong phòng thực hành.

- Phương án B là việc làm không an toàn trong phòng thực hành.

Khi làm thí nghiệm phải có sự hướng dẫn của giáo viên, nếu không sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: bỏng hóa chất, hóa chất bắn vào người, chập điện,…

Chọn đáp án B

Bài 2 trang 17 KHTN lớp 6: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:

A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.

B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên.

C. nhờ bạn xử lí sự cố.    

D. tiếp tục làm thí nghiệm.

Lời giải:

- Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành để giáo viên kịp đưa ra các biện pháp phù hợp.

- Không nên:

+ tự xử lí và không thông báo với giáo viên.

+ nhờ bạn xử lí sự cố.

+ tiếp tục làm thí nghiệm.

Vì em hay bạn của em chưa thể tự mình xử lí được các sự cố gây ra một cách an toàn nhất. Nếu cố tình làm tiếp thí nghiệm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.

Chọn đáp án A

Bài 3 trang 17 KHTN lớp 6: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải:

- Biển báo cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

- Trong 4 biển báo trên thì:

+ Biến báo a: cấm sử dụng nước uống.

+ Biển báo b: cảnh báo về chất ăn mòn.

+ Biển báo c: cấm lửa. 

+ Biển báo d: cảnh báo về hóa chất độc hại.

Chọn đáp án D

Bài 4 trang 17 KHTN lớp 6: Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc

a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện. 

b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.

c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm. 

d) kí hiệu báo cấm.

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải:

a) Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: biển l, m.

b) Kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra: biển a, b, c, d.

c) Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: biển e, g, h.

d) Kí hiệu báo cấm: biển i, k.

Bài 5 trang 17 KHTN lớp 6:

Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây.

Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo

a) nhiệt độ của một cốc nước. 

b) khối lượng của viên bi sắt.

Lời giải:

a) Đo nhiệt độ của một cốc nước dùng nhiệt kế.

b) Đo khối lượng của viên bi sắt dùng cân đồng hồ.

Bài 6 trang 17 KHTN lớp 6: Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?

Lời giải:

Kính lúp và kinh hiển vi thường được dùng để quan sát những vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát hoặc không thể quan sát được. 

Ví dụ: 

- Dùng kính lúp quan sát con kiến nhỏ :

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo

- Dùng kính hiển vi quan sát hình dạng tế bào của 1 lá cây:

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác