Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 11.
Bài giảng: Bài 11: Một số vật liệu thông dụng - sách Chân trời sáng tạo - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức mới
Câu hỏi thảo luận 4 trang 56 KHTN lớp 6: Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số ....
Câu hỏi thảo luận 5 trang 56 KHTN lớp 6: Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1 ....
Câu hỏi thảo luận 7 trang 57 KHTN lớp 6: Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy ....
Câu hỏi thảo luận 8 trang 57 KHTN lớp 6: Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường ....
Luyện tập
Vận dụngBài tập
Bài 1 trang 59 KHTN lớp 6: Điền thông tin theo mẫu bảng sau ....
Bài 2 trang 59 KHTN lớp 6: Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng ....
Bài 3 trang 59 KHTN lớp 6: Thiết kế một tấm áp phích tuyên truyền việc sử dụng vật liệu ....
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 11 sách Chân trời sáng tạo chi tiết:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết KHTN 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng (hay, ngắn gọn)
1. Một số vật liệu thông dụng
- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Ví dụ:
Kim loại là vật liệu để làm ra phin cà phê, lõi dây điện, vành xe đạp...
Gỗ là vật liệu làm ra bàn, ghế, tủ,...
Thủy tinh là vật liệu làm ra cốc, ly, kính ô tô,...
Nhựa là vật liệu để làm ra chai, lọ, vỏ bút, vỏ dây điện, xô, chậu, đồ chơi lego,...
- Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...
2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu
Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ:
+ Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
+ Vật liệu bằng nhựa và thuỷ tinh không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.
+ Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, không bị ăn mòn.
3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
- Hạn chế sử dụng đổ vật nhựa đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn,... Có thể thay bằng đồ thuỷ tinh.
- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng,...) nhằm tránh các hoá chất độc hại từ hộp nhựa lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.
- Không sử dụng hộp nhựa để nấu, hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng. Khi dùng trong lò vi sóng nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên, và sẽ tác động vào hộp đựng bằng nhựa, làm cho các chất gây hại có trong nhựa bị lây nhiễm ra thực phẩm. Có thể thay thế bằng hộp thuỷ tinh, bát đĩa bằng sành sứ để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sê bị giòn, cứng,...). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.
- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bề mặt vật liệu, tra dầu mỡ, chế tạo vật liệu chống ăn mòn,...
- Nên sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường như: gạch không nung tâm panen đúc sẵn, mái che kính, cửa gỗ chống cháy,...
Kết luận: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng (có đáp án)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
Câu 2: Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là vật liệu?
A. Kim loại.
B. Cao su.
C. Gỗ tự nhiên.
D. Xe đạp.
Câu 3: Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?
A. Có tính dẫn điện.
B. Có tính dẫn nhiệt
C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
D. Cách điện tốt.
Câu 4: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?
A. Thủy tinh.
B. Xi măng.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Câu 5: Vật liệu nào dưới đây, được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững?
A. Gỗ tự nhiên.
B. Kim loại.
C. Đá vôi.
D. Gạch không nung.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST