Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 42.
Video Giải KHTN 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Cô Nguyễn Hậu (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức mới
Câu hỏi thảo luận 2 trang 184 KHTN lớp 6: Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay ....
Câu hỏi thảo luận 3 trang 184 KHTN lớp 6: Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào ....
Câu hỏi thảo luận 4 trang 184 KHTN lớp 6: Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào ....
Câu hỏi thảo luận 7 trang 186 KHTN lớp 6: Quan sát hình 42.5, 42.6, 42.7 và cho biết trong các ....
Câu hỏi thảo luận 8 trang 186 KHTN lớp 6: Những hoạt động nào ở bảng 42.1 là sử dụng năng lượng ....
Luyện tập
Luyện tập 2 trang 184 KHTN lớp 6: Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hóa ....
Luyện tập 3 trang 185 KHTN lớp 6: Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt ....
Luyện tập 4 trang 186 KHTN lớp 6: Quan sát hình 42.8 và cho biết khi bóng đèn sợi đốt ....
Luyện tập 5 trang 187 KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi ....
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 184 KHTN lớp 6: Hãy phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động ....
Vận dụng 2 trang 187 KHTN lớp 6: Đề xuất một số biện pháp tiết kiệm năng lượng cho ....
Bài tập
Bài 1 trang 187 KHTN lớp 6: Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành ....
Bài 2 trang 187 KHTN lớp 6: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động ....
Bài 3 trang 187 KHTN lớp 6: Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền ....
Bài 4 trang 187 KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng ....
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 42 sách Chân trời sáng tạo chi tiết:
Bài giảng: Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Cô Phạm Hằng (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết KHTN 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (hay, ngắn gọn)
1. Bảo toàn năng lượng
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Rót nước vào cốc nước đá. Năng lượng nhiệt của nước đã truyền cho đá làm đá tan.
- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Xoa 2 bàn tay vào nhau. Động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm bàn tay. |
Tấm pin năng lượng Mặt Trời. Năng lượng ánh sáng của Mặt Trời đã chuyển hóa thành điện năng. |
- Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”
Khi quạt điện hoạt động, năng lượng được biến đổi từ điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng và năng lượng âm.
2. Năng lượng hao phí trong sử dụng
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.
Ví dụ:
Khi ấm nước đang sôi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng của nhiên liệu thành nhiệt năng làm nóng nước và nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh ấm.
Năng lượng hao phí chính là năng lượng nhiệt làm nóng môi trường xung quanh ấm.
3. Tiết kiệm năng lượng
- Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
- Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:
+ Tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên: bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, đèn LED năng lượng mặt trời, mở hết các cửa vào ban ngày để nhận ánh sáng Mặt Trời, ....
+ Ngắt các nguồn điện khỏi thiết bị điện khi không sử dụng.
+ Chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng điện khi thay thế đồ điện gia dụng cũ: Từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED,...
+ Không quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa. Nếu có sử dụng điều hòa thì bật ở chế độ trong khoảng 26 – 270C vào mùa hè.
+ Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
+ Giảm lượng chất thải sinh hoạt: giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn, dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế.
+ Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng.
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (có đáp án)
Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:
Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ … này sang … khác”.
A. vật – vật
B. bộ phận – bộ phận
C. loại – loại
D. chỗ - chỗ
Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …
A. âm
B. hao phí
C. cơ năng
D. ánh sáng
Câu 3. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?
A. năng lượng ánh sáng
B. cơ năng
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng âm
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.
C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.
D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng.
Câu 5. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:
A. Nồi cơm điện
B. Bàn là điện.
C. Tivi.
D. Máy bơm nước.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST