Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Địa 11

Tài liệu Giáo án Địa 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Địa Lí 11 theo chương trình sách mới.

Xem thử Giáo án Địa 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 Cánh diều

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Xem thử Giáo án Địa 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 Cánh diều

Giáo án Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Cánh diều

I- MỤC TIÊU

1. Nănglực:

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển, nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

+ Phát hiện và giải thích được về các chỉ  tiêu của các nước trên thế giới.

+ Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ địa lí:

> Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bảnđồ,

> Biết đọc và sử dụng bản đồ (Hình 1) để xác định sự phân bố của các nhóm nước

> Phân tích bảng số liệu,tranh ảnhvề các nhóm nước…

+ Biết khai thác Internet để thu thập tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguốn khác nhau phục vụ trong việc học tập.

+ Biết tính GDP/người, GNI/ người

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về kinh tế - xã hội của các nước.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các chỉ tiêu GDP, GNI, HDI của địa phương, đất nước.

*  Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên,tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bảnđồ…

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.Tự hào về các nguồn lực phát triển kinhtế -xã hội của đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, sự khác biệt về điều kiện sống giữa các địa phương, các vùng miền và các quốc gia.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện,tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. Có ý thức xây dựng và phát triển các chỉ tiêu kinh tế và đời sống của gia đình, địa phương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Hình 1 sách giáo khoa phóng to.

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Số liệu thống kê bảng 1.1; 1.2; 1.3 trong sách giáo khoa.

- Phiếu học tập, máy chiếu, tranh ảnh, video có liên quan

2. Chuẩn bị của HS

- Đọc bài ở nhà, giấy A3, A4, bút màu.

- Tập bản đồ thế giới và các châu lục.

III.  BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội dung kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

các nhóm nước

- Phân biệt được 2 nhóm nước chính là phát triển và đang phát triển

- Giải thích được sự phân chia của các nhóm nước trên thế giới.

- So sánh mức GNI/người, HDI, cơ cấu kinh tế của các nhóm nước.

Liên hệ thực tế đất nước và đề xuất về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

- Mô tả được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội củanhóm nước phát. triển và đang phát triển.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới.

- Phân tích, so sánh một số tiêu chí về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG  HỌC TẬP

A. Tình huống xuất phát (5 phút)

1. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức về các chỉ số về GDP, GNI, GDP/người, GNI/người, cơ cấu kinh tế theo ngành các em đã học ở địa lí 10..

2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi:

* Câu hỏi: Em hiểu các chỉ số GDP, GNI, GDP/người, GNI/người, Cơ cấu kinh tế theo ngành là gì ?

3. Sản phẩm: Câu trả lời củaHS trong phiếu học tập.

4.Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập đồng thời chiếu trên máy chiếu và yêu cầu HS trả lời câuhỏi ra phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, khen ngợi những HS có phần trình bày tốt trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1:  Tìm hiểu CÁC NHÓM NƯỚC ( 10 phút)

Bản đồ hình 1

1. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Phân biệt được 2 nhóm: nước phát triển và nước đang phát triển.

+ So sánh được sự khác nhau giữa các nước trên thế giới dựa vào căn cứ GNI/người, cơ cấu kinh tế theo ngành, HDI.

- Kĩ năng: Nhận xét, phân tích được bản đồ hình 1. Xác định được một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

+ Kỹ thuật: Đọc tích cực

+ Hình thức: Hoạt động cặp đôi.

- Phương tiện: Hình 1 sách giáo khoa phóng to. Bản đồ các nước trên thế giới. Giấy A4, A3, bút màu.

2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, hoạt động cá nhân/cặp, trả lời câu hỏi:

3. Sản phẩm: Câu trả lời của các cặp HS trong phiếu học tập.

4.Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câuhỏi.

+ Trên thế giới có mấy nhóm nước?.

+ Các nước trên thế giới có đặc điểmkhác nhau?

+ Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia thành các nhóm nước? Lấy ví dụ và so sánh.

+ Quan sát Hình 1, đọc Sgk liệt kê 1 số quốc gia theo từng nhóm nước.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: Quan sát và trợ giúp các cặp.

- Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiếnthức. GV cho điểm đánh giá cặp HS có sản phẩm tốt.

- Xem thêm: https://tinyurl.com/y3f34jxd

I. Các nhóm nước.

- Trên TG có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có sự khác nhau vềtrình độ phát triển kinh tế- xã hội. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước chia thành nhóm nước: nước phát triển và nướcđang phát triển

- Các chỉ tiêu để phân chia: GNI/người, cơ cấu kinh tế theo ngành, HDI.

- Các nước phát triển có GNI/người cao lớn, HDI rất cao và cao, cơ cấu kinh tế theo ngành tiến bộ. Các nước đang phát triển ngược lại.

HOẠT ĐỘNG 2:  Tìm hiểu SỰ KHÁC BIỆT  VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.  ( 15 phút)

1. Mục tiêu

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Địa 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 Cánh diều

Xem thêm giáo án lớp 11 Cánh diều các môn học hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác