Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Lịch Sử 11

Tài liệu Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Lịch Sử 11 theo chương trình sách mới.

Xem thử Giáo án Sử 11 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Xem thử Giáo án Sử 11 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 11 CD

Giáo án Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, HS có thể

- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.

- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản; kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách  mạng tư sản.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

+ Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử: Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để tìm hiểu mối liên hệ giữa Tuyên ngôn độc lập (Mĩ), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Pháp) và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945)

3. Về phẩm chất

- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV tổ chức

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint

- Phiếu học tập

- Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, sách bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi thông qua khai thác đoạn video để GV dẫn dắt vào bài mới

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video về sự kiện quần chúng nhân dân phá ngục Ba – xti ngày 14/7/1789 trong cuộc cách mạng tư sản Pháp, sau đó nêu câu hỏi. HS quan sát video, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cung cấp video, nêu câu hỏi: Video trên nói về sự kiện gì? Chia sẻ một số hiểu biết của em về sự kiện đó?

- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS theo dõi video, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp

+ GV mời đại diện HS bàn khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

+ GV dẫn dắt vào bài mới: Ngục Ba – xti vốn là một pháo đài kiên cố được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV ở phía đông thủ đô Pari (Pháp). Đến thế kỉ XVII, pháo đài này được cải tạo thành nhà tù, trở thành biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp. Ngày 14/7/1789, hàng nghìn người dân Pari đã nổi dậy đánh chiếm ngục Baxti, mở đầu cách mạng Pháp – cuộc cách mạng tư sản điển hình thời cận đại. Vậy, vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, kết quả và ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản là gì? Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tiền đề của cách mạng tư sản

a. Mục tiêu: HS trình bày được tiền  đề của các cuộc  cách mạng tư sản  về kinh tế, chính trị,  xã hội, tư tưởng.

b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ học tập; HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SGK từ tr.4 – 8, thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày sản phẩm trên giấy A0.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm trên giấy A0 của HS. HS ghi được vào vở ghi tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Đọc thông tin mục a, tư liệu bảng 1 trang 5, trình bày tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp.

+ Nhóm 2: Đọc thông tin mục b, tư liệu bảng 2 trang 6, trình bày tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp

+ Nhóm 3: Đọc thông tin mục c, tư liệu bảng 3 trang 6, trình bày tiền đề xã hội dẫn đến cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp.

+ Nhóm 4: Đọc thông tin mục d, tư liệu bảng 4 trang 7, trình bày tiền đề tư tưởng dẫn đến cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc thông tin mục SGK tr.4 - 8 , làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm trên giấy A0

+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

1. Tiền đề của cách mạng tư sản

a. Kinh tế

- Trong các thế kỉ XVI – XVII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là trong nông nghiệp và công thương nghiệp.

+ Anh:

● Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biêt sản xuất len dạ. Công trường thủ công chiếm ưu thế

● Ngoại thương phát triển mạnh →tư sản và quý tộc giàu lên nhanh chóng

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Giữa thế kỉ XVIII, công thương nghiệp phát triển mạnh

● Ở miền Bắc phổ biến là các công trường thủ công

● Ở miền Nam, kinh tế nông nghiệp đồn điền, trang trại phát triển

+ Pháp:

● Cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp rất phát triển, máy móc sử dụng ngày càng nhiều

● Ngoại thương phát triển, các công ty buôn bán với nhiều nước châu Âu, châu Á

- Sự phát triển kinh tế TBCN ở Anh là tiêu biểu nhất, đặc biệt là công nghiệp len dạ, làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Ở nông thôn Anh đã diễn ra “Hiện tượng cừu ăn thịt người” và sự giàu có nhanh chóng của tầng lớp quý tộc mới

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Sử 11 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 11 CD

Xem thêm giáo án lớp 11 Cánh diều các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học