Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU 

GV giúp HS đạt được những yêu cầu sau: 

1. Kiến thức

- Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á.

- Nếu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.

2. Năng lực 

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo và lục địa, về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á. 

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tìm hiểu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa và liên hệ được với thực tế ở Việt Nam.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để biết cách giải quyết nội dung về hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 

2. Phẩm chất 

Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển ở Đông Nam Á hiện nay. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ (nếu có). 

- Tranh ảnh, đoạn phim, video, tư liệu liên quan đến bài học, phiếu học tập (nếu có). 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối với nội dung để vào bài; tạo hứng thú, tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung : GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để tạo không khí học tập tích cực.

c. Sản phẩm: Quốc kì các nước:

1. Thái Lan

2. Myanma

3. Phi-lip-pin

4. Việt Nam

5. Lào

6. Sing-ga-po

7. Cam-pu-chia

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên tổ chức HS chơi trò “Ai nhanh hơn”, thông qua việc HS nhìn quốc kì đoán tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Em hãy quan sát quốc kì và ghi tên các nước theo số thứ tự tương ứng vào bảng phụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tham gia trò chơi.

- HS điền câu trả lời vào bảng thông tin.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.               

Bước 4: Nhận xét, tổng kết, đánh giá:

- GV nhận xét tinh thần tham gia phần khởi động của HS, sau đó GV dẫn dắt vào bài mới.

Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay rất đa dạng, là biểu tượng cho nền độc lập của mỗi quốc gia. Vậy cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Chế độ thực dân có ảnh hưởng gì đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á? Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

2.1.1 Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á hải đảo

a. Mục tiêu: Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin). 

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa, quan sát lược đồ, trả lời câu hỏi  của giáo viên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

 - Tại Inđônêxia:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.

- Tại Philíppin:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.

+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS khai thác lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX để thấy được khu vực Đông Nam Á có những nước nào thuộc khu vực hải đảo, những nước nào thuộc khu vực lục địa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận, giải quyết nội dung của mục về cuộc đấu tranh chống thực dân ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. 

- HS khai thác thông tin trong SGK, trao đổi, thống nhất ý kiến, báo cáo, nhận xét.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV gọi một HS bất kì trình bày kết quả thu hoạch được sau khi HS đọc SGK, thảo luận, giải quyết nội dung của mục về cuộc đấu tranh chống thực dân ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. 

- HS khác lắng nghe, nhận xét, trao đổi, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá, tổng kết

- GV nhận xét và kết luận. 

- GV có thể mở rộng kiến thức:

1) Đặc thù của khung cảnh chính trị vùng hải đảo có tính chất phân tán, vì thế các cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở quy mô rất khác nhau, chủ yếu mang tính chất rời rạc.

2) Ở một số tiểu quốc Hồi giáo, triều đình phong kiến chấp nhận nền bảo hộ của thực dân phương Tây. 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học