Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Về kiến thức:

- Viết được ct tính gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.

- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều.

- Viết được công thức tính vận tốc: vt = v0 + at (với lưu ý là v0 ngược dấu với a), phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được:

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

với lưu ý là v0 ngược dấu với a.

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng đc các ct: vt = v0 + at; Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất; vt2 – v02 = 2as  để giải các BT đơn giản.

- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.

3. Về thái độ:

- Có hứng thú học tập và có niềm tin vào khoa học.

- Rèn luyện đức tính kiên trì trong liên hệ tư duy lô gíc và vận dụng vào ứng dụng cuộc sống thực tiễn.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

     Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng  lực cá nhân của HS

1. Về phương pháp:

Sử dụng phương pháp thuyết trình và thí nghiệm biểu diễn.

2. Về phương tiện dạy học:

- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…

a. Chuẩn bị của GV:

- Các ví dụ thực tế về cđ thẳng chậm dần đều.

b. Chuẩn bị của HS:

- Ôn lại công thức về vận tốc và gia tốc.

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho biết khái niệm của chuyển động thẳng biến đổi? CĐTNDĐ?

Viết công thức tính vận tốc, gia tốc, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng trong CĐTNDĐ?

Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều như thế nào với các vectơ vận tốc?

- GV nhận xét câu trả lời của HV & cho điểm:

………………………………………………………………………….

- HV lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

Những công thức nào phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều....

HS định hướng nội dung của bài

Bài 3:

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (Tiết 2)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Viết được ct tính gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.

- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều.

- Viết được công thức tính vận tốc: vt = v0 + at (với lưu ý là v0 ngược dấu với a), phương trình cđ thẳng biến đổi đều: Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được:

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất ; với lưu ý là v0 ngược dấu với a.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Tương tự như chuyển động thẳng đều các em hãy nghiên cứu SGK, từ đó lập nên PT chuyển động của CĐTNDĐ.

Gợi ý: Chú ý chúng ta chỉ cần thay công thức tính quãng đường đi của CĐTNDĐ vào pt chuyển động tổng quát.

- Hv làm việc cá nhân, để tìm ra pt chuyển động.                            

Vậy pt chuyển động của chất điểm M là:   

x = x0 + s

Mà công thức tính quãng đường đi trong CĐTNDĐ

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Suy ra: Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất(6)

5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.     

Chất điểm M xuất phát từ một điểm có toạ độ x0 trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 và với gia tốc a, thì toạ độ của điểm m sau thời gian t là:

x = x0 + s

Mà công thức tính quãng đường đi trong CĐTNDĐ

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Suy ra: Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Là pt cđ nhanh dần đều.

*Chú ý: x0, v0, a mang giá trị đại số phụ thuộc chiều (+) của trục toạ độ chọn.

- Hv tự nghiên cứu SGK.

- Vectơ gia tốc trong CĐTCDĐ cùng phương, ngược chiều với các vectơ vận tốc.

- Là đường thẳng xiên xuống.

- Gia tốc sẽ ngược dấu với v0

- Từng cá nhân suy nghĩ tìm phương án.

- Chọn x0 = 0 và v0 = 0

- Đo quãng đường (dùng thước); đo khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Đo và thu thập số liệu để tính toán.

- Cá nhân hv hoàn thành.

Ta có: Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn là: V = V0 + at

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Gia tốc của chuyển động:

a = 0,1m/s2

Quãng đường mà xe đi được:

TB: Chúng ta đi xét tiếp dạng thứ 2 của chuyển động thẳng biến đổi đều đó là chuyển động thẳng chậm dần đều (CĐTCDĐ).

Trong phần này các em tự nghiên cứu, vì tương tự như trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.

CH: Chú ý vectơ gia tốc trong chuyển động chậm dần đều như thế nào với các vectơ vận tốc?

CH:Đồ thị vận tốc – thời gian trong CĐTCDĐ có điểm gì giống & khác với CĐTNDĐ?

- Cần chú ý gì khi sử dụng biểu thức tính quãng đường & pt chuyển động trong CĐTCDĐ?

- C6: Cho hòn bi lăn xuống một máng nghiêng nhẵn, đặt dốc vừa phải. Hãy xây dựng phương án nghiên cứu xem chuyển động của  hòn bi có phải là CĐTNDĐ hay không? (chú ý chỉ có thước để đo độ dài và đồng hồ đo thời gian).

 Ta có thể chọn x0 & v0  thế nào để cho pt (6) trở nên đơn giản.

CH: Như vậy chúng ta cần đo các đại lượng nào?

- Gv tiến hành TN cho hv quan sát, mỗi quãng đường khác nhau chúng ta đo được khoảng thời gian là khác nhau. (mỗi quãng đường tiến hành đo 3 lần)

- Hướng dẫn hv hoàn thành C7 (tính quãng đường mà xe đạp đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn)

- Chúng ta áp dụng công thức tính quãng đường đi được.

III. Chuyển động thẳng chậm dần đều.

1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.

a. Công thức tính gia tốc

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

b. Vectơ gia tốc

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.

2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.

a. Công thức tính vận tốc.

V = V0 + at

Trong đó: a ngược dấu với v0

b. Đồ thị vận tốc thời gian

3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều.

a. Công thức tính quãng đường đi được.

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

b. Phương trình chuyển động.

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Một chiếc xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Xe chạy được một đoạn đường s mất khoảng thời gian là 10 s. Thời gian xe chạy được 1/4 đoạn đường đầu là

    A. 2,5 s.

    B. 5 s.

    C. 7,5 s.

    D. 8 s.

Câu 2: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là

    A. 1 s.

    B. 3 s.

    C. 5 s.

    D. 7 s.

Câu 3: Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài l = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là

    A. 10 m/s.

    B. 8 m/s.

    C. 5 m/s.

    D. 4 m/s.

Câu 4: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t-2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?

    A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc

    B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m/s.

    C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.

    D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.

Câu 5: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là

    A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.

    B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.

    C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.

    D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.

Câu 6: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là

    A. 26 m.

    B. 16 m.

    C. 34 m.

    D. 49 m.

Câu 7: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là

    A. 20 km/h2.

    B. 1000 m/s2.

    C. 1000 km/h2.

    D. 10 km/h2.

Hướng dẫn giải và đáp án

Giáo án Vật Lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo) mới nhất

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

- Trong chuyển động thẳng chậm dần đều vectơ gia tốc như thế nào với các vectơ vận tốc? Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng chậm dần đều có dạng như thế nào?

- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và làm bài tập trong SGK

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Giải thích tại sao khi vận tốc và gia tốc cùng dấu thì chất điểm chuyển động nhanh dần lên, khi chúng ngược dấu nhau thì chất điểm chuyển động chậm dần đi.

4. Hướng dẫn về nhà

Trợ giúp của GV

Hoạt động của HS

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong SGK - SBT (từ bài 1- bài 15) tiết sau chúng ta chữa bài tập.

- Tiết sau nếu có vấn đề gì cần giải đáp thì GV sẽ giải đáp.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- Làm theo dặn dò của GV.

Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học