Giáo án Vật Lí 10 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Về kiến thức:
- Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang
- Viết được các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và nêu được tính chất của mỗi chuyển động thành phần đó.
- Viết được phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa.
2. Về kĩ năng:
- Biết dùng phương pháp tọa độ để khảo sát chuyển động phức tạp, cụ thể trong bài là chuyển động ném ngang.
- Biết cách chọn hệ tọa độ thích hợp và biết phân tích chuyển động ném ngang trong hệ tọa độ đó thành các chuyển động thành phần, biết tổng hợp hai chuyển động thành phần thành chuyển động tổng hợp. Biết vận dụng định luật II để lập công thức cho các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
3. Về thái độ:
- Có hứng thú học tập. Có tinh thần tự lực, tự giác tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
- Hiểu được chân lí: Cơ sở của Vật Lí là thực nghiệm, Vật Lí lí thuyết và Vật Lí thực nghiệm gắn liền với nhau, học đi đôi với hành.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề, nếu có điều kiện sử dụng bài giảng điện tử trình chiếu trên máy chiếu.
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn.
2. Về phương tiện dạy học:
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…
a. Chuẩn bị của GV:
- Hình 15.1 SGK, bình phun nước có vòi phun nằm ngang, bố trí TN kiểm chứng (nếu có)
b. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và sự rơi tự do, định luật II Niu tơn, hệ tọa độ.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. |
||
Chuyển động của một vật bị ném theo phương ngang có đặc điểm gì? HS trả lời, GV đi vào bài |
Hs trả lời |
Tiết 24: Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: vận dụng định luật II để lập công thức cho các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. - Biết cách tổng hợp hai chuyển động thành phần để thấy được quỹ đạo chuyển động là đường parabol. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
---|---|---|
Một vật M bị ném ngang với vận tốc đầu v0 từ độ cao h so với mặt đất. Ta hãy khảo sát chuyển động của vật. (bỏ qua ảnh hưởng của không khí) - Nên chọn hệ trục tọa độ như thế nào? - Phương pháp khảo sát chuyển động: nghiên cứu chuyển động của hình chiếu của M trên Ox, Oy (phân tích chuyển động), sau đó tổng hợp hai chuyển động thành phần lại để có được các thông tin về chuyển động của vật. - Sau khi vật nhận được vận tốc ban đầu , lực tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động là lực gì? - Tìm gia tốc của vật trong thời gian chuyển động? - Xác định các chuyển động thành phần theo trục Ox và Oy? |
- Suy nghĩ rồi trả lời: (chúng ta sử dụng hệ trục tọa độ Oxy, với trục Ox nằm ngang, trục Oy thẳng đứng hướng xuống mặt đất.) - Vẽ hình 15.1 + HS trả lời + HS trả lời + HS trả lời |
I. Khảo sát chuyển động ném ngang. 1. Chọn hệ tọa độ. 2. Phân tích chuyển động ném ngang. Chuyển động ném ngang có thể phân tích thành 2 chuyển động thành phần theo 2 trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục Ox theo hướng vận tốc đầu , trục Oy theo hướng của trọng lực ) 3. Xác định chuyển động thành phần. a. Các phương trình của chuyển động thành phần theo trục Ox của Mx ax = 0; vx = v0; x = v0.t (15.3) Mx chuyển động đều (chuyển động theo phương ngang là chuyển động thẳng đều) b. Các pt của chuyển động thành phần theo trục Oy của My My chuyển động nhanh dần đều (chuyển động theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do) |
- Phương trình liên hệ giữa x và y gọi là phương trình quỹ đạo. - Làm thế nào để lập được phương trình đó? - Các em lập phương trình quỹ đạo. - Phương trình đó cho ta quỹ đạo là đường gì? - Gọi HS lên bảng vẽ. - Dùng vòi phun nước để thấy dạng quỹ đạo. Thay đổi v0 để thấy quỹ đạo thay đổi phù hợp với công thức 15.7 - Qua tính toán, ta thấy thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng một độ cao h hãy tính thời gian đó? - Làm thế nào để tính được tầm ném xa? - Từ đó L phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có phù hợp với hiện tượng mà em quan sát không? |
- Rút t từ phương trình 15.3 thay vào 15.6 SGK - Lập phương trình quỹ đạo: - Đường parapol - Một HS lên bảng vẽ. - Thay y = h vào phương trình 15.6 SGK để rút ra: - Thay giá trị t và phương trình 15.3 để tính L - Phụ thuộc vào v0 và h. Phù hợp với hiện tượng quan sát được. |
II. Xác định chuyển động của vật 1. Dạng quỹ đạo Từ 15.3: thay vào 15.6 suy ra: Quỹ đạo của vật là đường Parabol 2. Thời gian chuyển động Thay y = h ta được: 3. Tầm ném xa |
- Giải thích về mục đích và cách bố trí TN ở hình 15.3 SGK - Gõ búa - Các em đọc và trả lời C3 (Thí nghiệm đã xác định điều gì?) - Các em quan sát hình 15.4. |
- Chú ý lắng nghe tiếng 2 hòn bi chạm sàn nhà. - Trả lời C3 (Thời gian rơi chỉ phụ thuộc vào độ cao, không phụ thuộc vào vận tốc đầu) |
III. Thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian chuyển động ném ngang = thời gian rơi tự do (cùng h) |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo |
||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng? A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc B. Viên bi A chạm đất trước C. Viên vi B chạm đất trước D. Chưa đủ thông tin để trả lời. Câu 2: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng A. 100 m. B. 140 m. C. 125 m. D. 80 m. Câu 3: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là A. √3 s. B. 4,5 s. C. 9 s. D. 3 s. Câu 4: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của viên bi là A. 2,82 m. B. 1 m. C. 1,41 m. D. 2 m. Câu 5: Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép vàn theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là A. 3 m/s. B. 4 m/s. C. 2 m/s. D. 1 m/s. Câu 6: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500 m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s2. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm càn cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng A. 114,31 m/s. B. 11, 431 m/s. C. 228,62 m/s. D. 22,86 m/s. Câu 7: Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu 40 m/s. Tôc độ của vật khi chạm đất là A. 50 m/s. B. 70 m/s. C. 60 m/s. D. 30 m/s. Câu 8: Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu vo. Biết sau 2s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 30o. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây? A. 40 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s. Hướng dẫn giải và đáp án |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo |
||
Bài 15.7 trang 37 Sách bài tập Vật Lí 10: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2. |
- HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
Áp dụng công thức tính tầm bay xa: Lmax = v0t ⇒ v0 = Lmax/t = 42(m/s) |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo |
||
Tìm hiểu các ví dụ thực tế về chuyển động ném ngang |
4. Dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 10 Bài 13: Lực ma sát
- Giáo án Vật Lí 10 Bài 14: Lực hướng tâm
- Giáo án Vật Lí 10 Tiết 23: Bài tập
- Giáo án Vật Lí 10 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
- Giáo án Vật Lí 10 Bài 16: Thực hành: Xác định hệ số ma sát
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)