Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Về kiến thức:

- Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

2. Về kĩ năng:

- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

- Vận dụng được các định luật III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

3. Về thái độ:

- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.

- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.

- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

     Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng  lực cá nhân của HS

1. Về phương pháp:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề, nếu có điều kiện sử dụng bài giảng điện tử trình chiếu trên máy chiếu.

- Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn.

2. Về phương tiện dạy học:

- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…

a. Chuẩn bị của GV:

Thí nghiệm về hai xe lăn, một xe có gắn lò xo ở một đầu.

+ Thí nghiệm về hai hòn bi như hình 10.2 SGK.

b. Chuẩn bị của HS:

Ôn tập về trọng lực, trọng lượng, công thức tính trọng lượng.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng. Định nghĩa và tính chất của khối lượng?

- Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

Một hộp phấn đặt trên bàn, làm thế nào để biết bàn tác dụng lực lên hộp phấn? Hay chỉ có hộp phấn tác dụng lực lên bàn. Chúng ta sẽ cùng tim hiểu trong bài học hôm nay

HS định hướng ND

Tiết 18

Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tiếp)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:   định nghĩa trọng lực, trọng lượng. Vận dụng được định luật II Niu- tơn để tìm ra công thức của trọng lực.

- công thức định luật III Niu- tơn.

- đặc điểm của cặp " lực và phản lực".

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Kiến thức cơ bản

- Ở lớp 6 em đã biết trọng lực. Vậy trọng lực là gì?

- Trọng lượng là gì?

- Chú ý trọng lực gây ra gia tốc rơi tự do.

- Nêu hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?

- Do đâu mà có hệ thức đó?

- Hãy vận dụng ĐL II vào chuyển động rơi tự do của vật.

- Nhận xét: g = 9,8m/s2 nếu vật có khối lượng m = 1kg thì P = 9,8N.

- Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi trên mặt đất la luôn có:

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

- Trọng lực là lực hút của trái đất đặt vào vật, có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống.

- Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Trọng lực được đo bằng lực kế.

P = 10m

- Vận dụng ĐL II ta được:

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

- Hs vận dụng kiến thức để chứng minh.

3. Trọng lực. Trọng lượng

a. trọng lực (Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất) là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.

b. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế.

c. Công thức tính trọng lực

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

- Cho 2 hòn bi va chạm. Em có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi A và B

- Như vậy qua va chạm cả A và B đều thu được gia tốc. Theo em những lực nào gây ra gia tốc đó?

- Vậy khi A va chạm vào B không những A tác dụng lực lên B mà ngược lại, B cũng tác dụng lực lên A

- Giới thiệu và phân tích các ví dụ (H10.3, 10.4)

- Qua tất cả ví vụ trên, hãy rút ra kết luận khái quát?

- Hai lực này giá, chiều, độ lớn như thế nào?

- Hs quan sát rồi trả lời: B đang đứng yên thì chuyển động. A đang chuyển động thì đổi hướng vận tốc.

- HS trả lời:

- Chú ý các ví dụ.

- Nếu A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lên A một lực.

- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

III. Định luật III Niu-tơn

1. Sự tương tác giữa các vật

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

2. Định luật

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

- Các em hãy đọc C5.

- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?

- Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên? Nói cách khác cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không?

- Gv nêu ví dụ:

- Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào?

- Vì sao trái đất hầu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước?

- VD: Một quả bóng đặp vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên?

- Hs đọc C5 và trả lời.

+ Không. Đinh cũng tác dụng lên búa một lực.

+ Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối.

+ Vì búa có khối lượng lớn.

+ Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.

+ HS trả lời

+ HS trả lời

+ HS trả lời

3. Lực và phản lực

a. Đặc điểm

- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời

- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.

- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.

b. Ví dụ

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 11: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng

    A. 1 m/s2.

    B. 0,5 m/s2.

    C. 2 m/s2.

    D. 4 m/s2.

Câu 12: Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng

    A. 23,35 N.

    B. 20 N.

    C. 73,34 N.

    D. 62,5 N.

Câu 13: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là

    A. 1 m/s.

    B. 3 m/s.

    C. 4 m/s.

    D. 2 m/s.

Câu 14: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là

    A. 2.

    B. 0,5.

    C. 4.

    D. 0,25.

Câu 15: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêmđoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lịa giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là

    A. 800 N và 64 m.

    B. 1000 N và 18 m.

    C. 1500 N và 100 m.

    D. 2000 N và 36 m.

Câu 16: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là

    A. 0,5 s.

    B. 4 s.

    C. 1,0 s.

    D. 2 s.

Hướng dẫn giải và đáp án

Giáo án Vật Lí 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (tiếp theo) mới nhất

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Bài 10.7 trang 26 Sách bài tập Vật Lí 10: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy ngay sau một xe tải nếu xe tải đột ngột dừng lại?

HS thào luận nhóm và làm theo HD của GV

Xe máy sẽ đâm vào phía sau xe tải

- Do phản xạ của người lái xe máy là không tức thời mà cần có một khoảng thời gian dù rất ngắn để nhận ra xe tải đã dừng và ấn chân vào phanh

- Do xe có quán tính, nên dù đã chịu lực hãm cũng không thể dừng lại ngay mà cần có thời gian để dừng hẳn.

Trong hai khoảng thời gian nêu trên, xe máy kịp đi hết khoảng cách giữa hai xe và đâm vào xe tải.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hãy tìm các ví dụ thực tế cho thấy vật nào có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn?

Dự kiến:

Ô tô tải rất nặng so với xe máy hay ô tô con nên có mức quán tính lớn hơn rất nhiều. Ở cùng trạng thái bắt đầu chuyển động thì ô tô tải cần nhiều thời gian hơn mới đạt vận tốc lớn.

 Tại sao máy bay càng nặng thì đường băng càng phải dài?

Dự kiến:

Vì máy bay có khối lượng quá lớn, lại bay với tốc độ rất cao nên muốn hạ cánh và dừng lại máy bay cần đường băng dài, thời gian hãm trên đường băng lâu hơn.

4. Hướng dẫn về nhà

+ GV tóm lại nội dung chính của bài.

+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.

+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

Xem thử Giáo án Vật Lí 10 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học