Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

1. Kiến thức

- Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn , thuốc ,sản phẩm cho công nghiệp…)

- Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.

2. Kĩ năng

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.

- KNS: Rèn kĩ năng tư duy, kỷ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông. Kỷ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh cây cải dại, cải trồng; hoa hồng dại, hoa hồng trồng; chuối dại, chuối trồng.

- Một số loại quả: xoài, táo,…

- Bảng phụ bảng SGK tr.144.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Thực vật ở nước xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó.

- Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó

- Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp

Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại, những cây được trồng. Vậy giữa chúng có MQH gì với nhau, và so với cây dại thì cây trồng có gì khác?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn , thuốc ,sản phẩm cho công nghiệp…)

- Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV yêu cầu HS tìm thông tin trong SGK tr.144 → trả lời các câu hỏi sau:

1. Cây như thế nào được gọi là cây trồng?

2. Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng?

3. Con người trồng cây nhằm mục đích gì?

4. Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lớp bổ sung

Chuyển ý: Cây trồng ngày nay khác cây dại như thế nào?

- HS tìm thông tin trong SGK tr.144 → trả lời các câu hỏi đạt:

1. Là những cây được con người giữ lại để gieo trồng cho mùa sau

2. HS tự kể tên.

3. Phục vụ cho nhu cầu cuộc sống: Thực phẩm, thuốc, vật liệu…

4. Cây trồng có nguồn gốc từ cây cối mọc dại trong rừng.

- Lớp bổ sung → ghi bài.

1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?

Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.

Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.

*Vấn đề 1: Nhận biết cây trồng và cây dại bằng các câu hỏi sau:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 45.1, SGK tr.144 → trả lời câu hỏi:

1. Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại bằng sự phân biệt các bộ phận các cơ quan tương ứng : rễ, thân, lá.

- HS quan sát hình 45.1 → trả lời câu hỏi đạt:

1. Rễ, thân, lá của cây trồng to hơn và ngon hơn của cây dại.

2: Cây trồng khác cây dại như thế nào?

Cây trồng có nhiều loại cây phong phú. Còn cây dại thì không.

Bộ phận của cây trồng được con người sử dụng có phẩm chất tốt. Còn cây dại thì không.

2. Nguyên nhân vì sao các bộ phận cây trồng khác xa các bộ phận cây dại ?

- GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung

→ GV hoàn thiện đáp án: Do nhu cầu sử dụng, con người đã chọn các dạng khác nhau của các bộ phận ( như lá (bắp cải), thân (su hào), hoa (súp lơ)), tác động vào các bộ phận đó làm cho chúng ngày càng biến đổi đi và cuối cùng đưa đến nhiều dạng cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên hoang dại.

2. Do con người tác động theo hướng phục vụ nhu cầu của con người.

- HS lắng nghe.

*Vấn đề 2: So sánh cây trồng với cây dại

- GV treo bảng phụ bảng SGK tr.144, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng.

- GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận, GV ghi nhanh vào bảng phụ, lớp bổ sung.

- GV hướng dẫn HS chốt lại vấn đề: Cây trồng khác cây dại ở điểm nào?

- GV nhận xét, hoàn thiện đáp án.

- Cho HS quan sát một số quả có giá trị do con người tạo ra.

Chuyển ý: Để có những thành tựu trên, con người đã dùng phương pháp nào?

- HS thảo luận hoàn thành bảng.

- HS báo cáo kết quả thảo luận, lớp bổ sung.

- HS trả lời: Cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng.

- HS quan sát mẫu vật.

- GV yêu cầu HS tìm thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr. 145 → trả lời câu hỏi:

1. Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì?

- HS tìm thông tin SGK → trả lời câu hỏi đạt:

1. Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống ...

Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh

3: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?

Cải biến đặc tính di truyền bằng các biện pháp: lai giống, gây đột biến, kỹ thuật di truyền, nhân giống (bằng hạt, chiết, ghép…).

Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.

- GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung → GV tổng kết, đưa vào 2 vấn đề chính:

+ Cải tạo giống

+ Các biện pháp chăm sóc.

- Lớp bổ sung và ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây ?

A. Gây đột biến gen     B. Nuôi cấy mô

C. Lai giống     D. Sử dụng kĩ thuật di truyền

Câu 2. Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.

C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…

D. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt.

Câu 3. Con người bắt đầu biết trồng lúa từ khi nào ?

A. Cách đây khoảng 100 000 – 120 000 năm.

B. Cách đây khoảng 15 000 – 25 000 năm.

C. Cách đây khoảng 1 000 – 5 000 năm.

D. Cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm.

Câu 4. Cây nào dưới đây có nguồn gốc từ cây cải hoang dại ?

A. Rau dền     B. Cà chua     C. Su hào     D. Lá lốt

Câu 5. Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Cà rốt     B. Su hào     C. Súp lơ     D. Cải bắp

Câu 6. Chuối hoang dại có điểm gì sai khác so với chuối trồng ?

A. Quả nhỏ hơn     B. Có vị chát dù khi đã chín

C. Có nhiều hạt     D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 7. Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?

A. Ghép cành     B. Chiết cành

C. Nuôi cấy mô, tế bào     D. Ghép cây

Câu 8. Tại sao có sự sai khác giữa cây trồng và cây hoang dại ?

A. Vì cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu với nơi sống thoáng đãng và nguồn dinh dưỡng dồi dào, ít phải cạnh tranh với các cá thể cùng loài khác.

B. Vì cây trồng là kết quả của quá trình cải biến và chọn lọc từ cây hoang dại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người và qua thời gian, chúng càng ngày càng có nhiều sai khác so với dạng gốc.

C. Vì cây trồng và cây hoang dại không có mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác nhau nên hình thái, cấu tạo và các đặc tính đi kèm cũng không giống nhau.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 9. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy cây lúa hoang dại ở khu vực nào dưới đây ?

A. Cận Bắc Cực     B. Địa Trung Hải     C. Đông Nam Á     D. Tây Á

Câu 10. Để cây phát triển tốt, trong khâu chăm sóc, chúng ta cần chú trọng điều gì ?

A. Phòng chống sâu bệnh, chống nóng, chống rét cho cây

B. Bón phân đúng loại, đúng thời điểm, đúng hàm lượng

C. Tưới tiêu hợp lí

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án

1. B

2. A

3. D

4. C

5. A

6. D

7. C

8. B

9. C

10. D

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Hãy cho biết tên một vài cây trồng cùng với công dụng của chúng? Chúng được trồng với mục đích gì?

Cây trồng khác cây dại như thế nào ?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Từ những giống cây trồng đã có, học sinh áp dụng kiến thức để tăng năng suất cây trồng mà gia đình đang canh tác: Như bón phân, phát hiện sâu bệnh để kịp thời phòng trừ.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK, đọc em có biết.

- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

- Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học