Giáo án Sinh học 6 Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

1. Kiến thức

- Phân biệt một số hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và một lá mầm (về kiểu: rễ, gân lá, số lượng cành hoa).

- Căn cứ vào đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một số cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm.

2. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng quan sát, thực hành.

* KNS: Phát triển kỹ năng hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm, trình bày trước đám đông.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu : Cây lúa, hành, huệ, cỏ,bưởi, lá dâm bụt

- Tranh rễ cọc rễ chùm,các kiểu gân lá

- Bảng phụ bảng SGK tr.137

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- HS kẻ bảng tr. 137 vào vở

- Chuẩn bị mẫu vật: cây lúa, cây hành, cây huệ, cây bưởi con, cây râm bụt,…

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín?

- Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất?

ĐA: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín là Hạt kín có hoa và quả chứa hạt bên trong.

3. Bài mới

* Khám phá:

* Kết nối:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: một số hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và một lá mầm (về kiểu: rễ, gân lá, số lượng cành hoa).

- Căn cứ vào đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một số cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV cho HS nhắc lại về kiểu rễ, thân, lá kết hợp với quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh + hình 42.1 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.137

- GV gọi HS lên bảng hoàn thành bảng phụ.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.137, trả lời câu hỏi: Còn những dấu hiệu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và một lá mầm?

- GV nhận xét.

- HS nhắc lại về kiểu rễ, thân, lá.

- HS quan sát tranh + hình 42.1 SGK → hoàn thành bảng SGK.

- HS lên bảng hoàn thành bảng phụ → HS khác bổ sung

- HS kẻ bảng vào tập

- HS trả lời: Căn cứ vào số lá mầm của phôi và đặc điểm thân.

1: Cây hai lá mầm và cây một lá mầm

Nội dung bảng

Đặc điểm lớp 1 lá mầm lớp 2 lá mầm

Rễ

Rễ chùm

Rễ cọc

Thân

Thân cỏ, cột

Thân gỗ, cỏ, leo

Kiểu gân lá

Gân lá song song hoặc hình cung

Gân lá hình mạng

Số cánh hoa

Hoa có 6 hoặc 3 cánh

Hoa có 5 hoặc 4 cánh

Hạt

Phôi có một lá mầm

Phôi có hai lá mầm

- GV yêu cầu HS từ bảng suy ra đặc điểm phân biệt giữa lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.

- GV yêu cầu HS sắp xếp mẫu vật thật và tranh vẽ theo lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.

- GV nhận xét → HS ghi bài

- HS từ bảng suy ra đặc điểm phân biệt giữa lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.

- HS sắp xếp mẫu vật thật và tranh vẽ theo lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.

- HS ghi bài

2: Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm

Các cây Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,…

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Cây nào dưới đây là đại diện của lớp Hai lá mầm ?

A. Cau     B. Mía     C. Ngô     D. Cải

Câu 2. Cây nào dưới đây có số lá mầm trong hạt khác với những cây còn lại ?

A. Xương rồng     B. Hoàng tinh    C. Chuối     D. Hành tây

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các cây Hai lá mầm ?

A. Gân lá hình cung     B. Rễ cọc

C. Cuống phân tách rõ ràng với lá     D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng kiểu gân lá ?

A. Gai, tía tô     B. Râm bụt, mây

C. Bèo tây, trúc     D. Trầu không, mía

Câu 5. Hầu hết các đại diện của lớp Một lá mầm đều có dạng thân như thế nào ?

A. Thân cột     B. Thân cỏ     C. Thân leo     D. Thân gỗ

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau : Các cây … chủ yếu của chúng ta đều thuộc lớp Một lá mầm.

A. lương thực     B. thực phẩm     C. hoa màu     D. thuốc

Câu 7. Loài thực vật nào dưới đây được xếp vào lớp Một lá mầm ?

A. Mướp     B. Cải     C. Tỏi     D. Cà chua

Câu 8. Các đại diện của lớp Một lá mầm thường có mấy dạng gân lá chính ?

A. 4 dạng     B. 3 dạng     C. 1 dạng     D. 2 dạng

Câu 9. Loài hoa nào dưới đây thường có 4 - 5 cánh ?

A. Hoa bưởi     B. Hoa loa kèn    C. Hoa huệ     D. Hoa ly

Câu 10. Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm phân biệt nhau ở đặc điểm nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra     B. Số lá mầm của hạt

C. Kiểu gân lá     D. Dạng rễ

Đáp án

1. D

2. A

3. A

4. A

5. B

6. A

7. C

8. D

9. A

10. A

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Đặc điểm phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

Tổ chức cho HS chơi trò chơi ( Tìm các loại cây hai lá mầm, và một lá mầm)

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Đọc phần Em có biết?

- Làm bài tập 3 SGK tr.139

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học