Giáo án Sinh học 6 Bài 29: Các loại hoa

1. Kiến thức

- Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,..

.

- Tranh ảnh các loại hoa.

- Bảng phụ bảng SGK tr.97

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...

- Tranh ảnh các loại hoa.

- Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1. Một hoa bao gồm những bộ phận nào? Kể tên và nêu đặc điểm từng bộ phận.

Yêu cầu: Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.

- Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa. Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .

- Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn

- Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy

2.2. Nêu chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Yêu cầu: - Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy

- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất vì nó đảm nhận chức năng sinh sản.

3. Bài mới: CÁC LOẠI HOA

a. Mở bài

b. Hoạt động chính:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho học sinh quan sát các loại hoa trên máy chiếu, từ đó Gv dẫn vào bài..

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm HS tập trung quan sát hoa của nhóm mình → hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở

- GV lưu ý: chưa cho HS ghi cột cuối.

HS để mẫu lên bàn.

- Mỗi nhóm HS quan sát hoa của nhóm mình → hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở

1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm:

- Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy

- Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái

- GV cho cả lớp thảo luận kết quả → chia hoa thành 2 nhóm

- Cả lớp thảo luận kết quả:

+ Nhóm 1 gồm những hoa đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu

+ Nhóm 2 gồm những hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97

- GV nhận xét → cho HS hoàn thành nốt bảng

- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ còn sai sót

- HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97

- HS hoàn thành nốt bảng

- HS sửa lỗi → hoàn thành bảng vào tập.

- GV hỏi:

1. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm?

1. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

2. Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?

2. Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy

Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái

- GV chốt ý → cho HS ghi bài.

- Nếu còn thời gian cho hoạt động, GV gọi 2 học sinh lên bảng, nhặt riêng hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.

- HS ghi bài.

- GV gọi HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr. 97.

- GV cho HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.

- HS đọc to thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr. 97.

- HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm

2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây

Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:

- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa,…

- Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,…

GV có thể bổ sung thêm:

+ Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa, lạc tiên, sứ,…

+ Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,…

- GV cho HS ghi bài.

- HS lắng nghe, tự ghi nhận

- HS ghi bài

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Cây nào dưới đây có hoa đơn tính ?

A. Cúc     B. Chanh     C. Mướp hương     D. Cải

Câu 2. Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa

A. bưởi.     B. liễu.     C. ổi.     D. táo tây.

Câu 3. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Chỉ có nhuỵ     B. Chỉ có nhị

C. Có đủ đài và tràng     D. Có đủ nhị và nhuỵ

Câu 4. Hoa cái là

A. hoa đơn tính chỉ có nhuỵ.     B. hoa đơn tính chỉ có nhị.

C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị.     D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ.

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?

A. Bưởi, tra làm chiếu     B. Râm bụt, cau

C. Cúc, cải     D. Sen, cam

Câu 6. Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?

A. Hoa súng     B. Hoa tra làm chiếu

C. Hoa khế     D. Hoa râm bụt

Câu 7. Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão.

B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa.

C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 8. Nhị hoa thường có màu gì ?

A. Màu xanh     B. Màu đỏ     C. Màu vàng     D. Màu tím

Câu 9. Loài hoa nào dưới đây có lá đài và cánh hoa giống hệt nhau ?

A. Hoa cà     B. Hoa bí đỏ     C. Hoa bưởi     D. Hoa loa kèn

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Hoa khoai tây là hoa lưỡng tính.    B. Hoa mướp đắng là hoa lưỡng tính.

C. Hoa hồng là hoa đơn tính.     D. Hoa sen là hoa đơn tính.

Đáp án

1. C

2. B

3. D

4. A

5. C

6. C

7. D

8. C

9. D

10. A

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Căn cứ vào đặc điểm nào có thể phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và đơn tính ?

* Có mấy cách xếp hoa? Ví dụ?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Sưu tầm hoa, tranh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học