Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

1. Kiến thức

- Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện thao tác thực hành, quan sát, so sánh.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, nghiêm túc khi thực hành thí nghiệm + Giáo dục tích hợp môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Làm trước thí nghiệm trên nhiều loại hoa như huệ, cúc, hồng, loa kèn trắng, cành lá dâu, dâm bụt.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm thí nghiệm trước như SGK hướng dẫn

- Kính lúp, hoa hồng, hoa huệ trắng, cốc đựng nước, mực đỏ, mực xanh.

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định được tuổi cây gỗ bằng cách nào?

- Nêu khái niệm Dác? Ròng?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Quá trình vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá được thực hiện qua con đường nào ? Làm thế nào để nhận biết được điều đó? Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ được vận chuyển đến các bộ phận khác của cây qua con đường nào? Để trả lời được những câu hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 17.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

2. Kĩ năng:

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV yêu cầu các nhóm mang cành hoa cắm trong nước màu lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.

- GV quan sát kết quả thí nghiệm, thông báo nhóm có kết quả tốt.

- Đại diện nhóm mang mẫu lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm

I. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan:

1) Thí nghiệm: (SGK )

- Kết quả:

+ Ở lọ A: hoa và lá bị nhuộm màu đỏ.

+ Cắt ngang thân và cành ở lọ A thấy mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.

- GV yêu cầu nhóm làm tốt lên thực hiện lại thí nghiệm cho cả lớp xem.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV cho cả lớp xem kết quả thí nghiệm của mình trên cành mang hoa,cành mang lá → nêu mục đích thí nghiệm trên 2 loại cành trên đều nhằm chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân: mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ qua thân lên lá (cành mang lá), hoặc hoa (cành mang hoa)

- Đại diện nhóm lên làm lại thí nghiệm.

- HS quan sát, ghi lại kết quả.

- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành → quan sát bằng kính lúp.

- GV phát một số cành đã chuẩn bị, hướng dẫn HS bóc vỏ cành quan sát chỗ có bắt màu, quan sát gân lá.

- HS bóc vỏ. quan sát bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát gân lá.

2) Kết luận:

- Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.

- GV yêu cầu nhóm thảo luận:

1. Chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?

1. Mạch gỗ.

2. Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?

- GV nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt.

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG: Không được bẽ thân cây vì làm như vậy cây sẽ không vận chuyển được nước và muối khoáng hòa tan.

2. Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ.

- HS: nghe.

- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK tr.55

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận vào vở bài tập.

1. Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ bị cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?

- HS đọc thí nghiệm SGK tr.55

- HS hoàn thành câu hỏi thảo luận, đại diện trả lời đạt:

1. Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to ra.

2: Vận chuyển chất hữu cơ

- Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá xuống đến các cơ quan nhờ mạch rây.

2. Mạch rây có chức năng gì?

2. Vận chuyển chất hữu cơ trong cây.

3. Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải…

- GV lưu ý:

+ Khi bóc vỏ → bóc luôn cả mạch nào?

+ Mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, rễ…

+ Quan sát thân cây bị buộc dây thép lâu ngày có hiện tượng gì?

( Không hướng dẫn Hs trình bày sâu về kĩ thuật chiết cành )

↠ GDMT: giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây: làm như vậy sẽ hạn chế sự phát triển của cây.

3. Chiết cành

+ phần thân trên mép buộc phình to.

- HS lắng nghe

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Để nhận biết khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật, ta nên chọn những cành hoa có bông màu gì ?

A. Màu đỏ     B. Màu trắng     C. Màu tím     D. Màu vàng

Câu 2. Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch coban thì sau một thời gian, màu sắc của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào ?

A. Cánh hoa chuyển sang màu tím    B. Cánh hoa chuyển sang màu hồng

C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ    D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh

Câu 3. Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng gì tại vị trí này ?

A. Phần mép vỏ ở phía dưới phình to ra

B. Phần mép vỏ ở phía trên phình to ra

C. Mép vỏ ở phía trên và phía dưới phần vỏ bị bóc đều phình to ra

D. Phần thân đã bị bóc vỏ bị phình to ra

Câu 4. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ

A. mạch gỗ.     B. mạch rây.     C. tế bào kèm.     D. đai Caspari.

Câu 5. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?

A. Cây nhãn     B.Cây chuối     C. Cây giang     D. Cây hành

Câu 6. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Vận chuyển nước     B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây

C. Tổng hợp chất hữu cơ     D. Vận chuyển muối khoáng

Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân ở thực vật ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Phần mép vỏ phía trên bị phình to sau khi ta cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân

Câu 8. Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?

A. Mạch rây     B. Mạch gỗ     C. Ruột     D. Nội bì

Câu 9. Trong cơ thể thực vật, thành phần nào dưới đây được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch rây ?

A. Muối khoáng     B. Nước     C. Chất hữu cơ     D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10. Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?

A. Chất hữu cơ và muối khoáng     B. Nước và muối khoáng

C. Chất hữu cơ và nước     D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng

Đáp án

1. B

2. D

3. B

4. A

5. A

6. B

7. D

8. B

9. C

10. B

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Giải thích sự to ra của thân

Xác định tuổi cây bằng cách nào?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? Tại sao?

? Giải thích kĩ thuật người trồng cây vận dụng kiến thức này để chiết cành?

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ; Hoàn thành các bài tập ghi vào vở bài tập.

- Soạn trước bài mới.

- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

- Kẻ bảng SGK tr.59 vào vở bài tập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học