Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).

- Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ hình 10.1 SGK tr.32, hình 15.1, SGK tr .49.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn lại bài “Cấu tạo miền hút của rễ”, đọc bài trứơc ở nhà,

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.

Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và ngọn cành, chúng thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của thân non như thế nào? giống và kháv gì so với cấu tạo rễ cây?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).

- đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 SGK tr.49, ghi nhớ từng bộ phận của thân non

- GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non.

- GV nhận xét.

- HS quan sát hình 15.1 SGK tr.49, ghi nhớ từng bộ phận của thân non

- HS lên bảng chỉ tranh

1: Cấu tạo trong của thân non

Cấu tạo thân non gồm:

- Vỏ

+ Biểu bì: gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau → bảo vệ bộ phận bên trong.

+ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn, một số tế bào chứa chất diệp lục → dự trữ và tham gia quang hợp.

- Trụ giữa:

+ Bó mạch:

Mạch rây: gồm những tế bào sống, vách mỏng → vận chuyển chất hữu cơ.

Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào → vận chuyển muối khoáng và nước

+ Ruột: gồm những tế bào có vách mỏng → chứa chất dự trữ.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bảng Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày cấu tạo và chức năng từng bộ phận.

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

- GV cần cung cấp cho HS: Khi cây trưởng thành, cấu tạo trong của thân đổi.

Các bò mạch của một số loại cây không xếp thành một vòng mà xếp lộn xộn.

- GV gọi HS đọc mục Em có biết? → học thuộc.

- Nhóm HS thảo luận, hoàn thành bảng.

- Đại diện HS trình bày ý kiến của nhóm, nhóm khác bổ sung

- HS ghi bài vào vở.

- HS lắng nghe

- HS đọc mục Em có biết? và học thuộc.

- GV treo tranh hình 15.1, 10.1 lên bảng → gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.50

+ Thân, rễ được cấu tạo bằng gì?

+ Có những bộ phận nào?

+ Vị trí của các bó mạch?

+ Cấu tạo vỏ của rễ và lông hút có gì khác nhau?

- GV gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- GV nhận xét, cho HS xem bảng so sánh đã kẻ sẵn → tìm xem có bao nhiêu nhóm làm đúng.

- GV cho HS ghi bài

- HS lên bảng chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.

- HS thảo luận nhóm → hoản thành bài tập sau khi nghe GV hướng dẫn

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- HS tự sửa lỗi.

- HS ghi bài

2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.

Cấu tạo trong của rễ và thân có điểm giống:

- Có cấu tạo bằng tế bào

- Gồm các bộ phận: vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột)

Điểm khác nhau:

- Biểu bì miền hút của rễ có lông hút.

- Mạch rây và mạch gỗ trong bó mạch ở rễ xếp xen kẽ, còn ở thân xếp thành vòng (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực

sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non của cây gỗ ?

A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau

B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài

D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài

Câu 2. Diệp lục được tìm thấy ở bộ phận nào của thân non ?

A. Ruột     B. Biểu bì     C. Bó mạch     D. Thịt vỏ

Câu 3. Lớp biểu bì của thân non có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Gồm những tế bào có hình đĩa, có vách mỏng màu nâu nhạt.

B. Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau

C. Gồm nhiều loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau

D. Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ và không có chất tế bào

Câu 4. Sự khác biệt trong cấu tạo thân non và miền hút của rễ thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây ?

1. Hàm lượng chất dự trữ chứa trong ruột

2. Số lớp tế bào ở phần biểu bì

3. Cách sắp xếp tương quan giữa mạch rây và mạch gỗ.

4. Màu sắc của phần thịt vỏ

A. 1, 2, 3     B. 1, 3     C. 3, 4     D. 1, 3, 4

Câu 5. Chức năng chủ yếu của lớp biểu bì thân non là gì ?

A. Bảo vệ     B. Dự trữ     C. Dẫn truyền     D. Tổng hợp chất dinh dưỡng

Câu 6. Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là

A. bó mạch và ruột.     B. vỏ và trụ giữa.

C. vỏ và ruột.     D. biểu bì và thịt vỏ.

Câu 7. Thành phần nào của trụ giữa thân non chỉ bao gồm những tế bào chết, không có chất tế bào ?

A. Tất cả các phương án đưa ra     B. Ruột

C. Mạch rây     D. Mạch gỗ

Câu 8. Cây nào dưới đây có bó mạch xếp lộn xộn ?

A. Cam     B. Đậu     C. Lúa     D. Đa

Câu 9. Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng ?

A. Bó mạch     B. Ruột     C. Thịt vỏ     D. Biểu bì

Câu 10. Cấu tạo thân non và miền hút của rễ giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Mạch rây gồm những tế bào sống có vách mỏng và mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào.

B. Ruột gồm những tế bào có vách mỏng

C. Biểu bì gồm có một lớp tế bào xếp sát nhau

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án

1. D

2. D

3. B

4. C

5. A

6. B

7. D

8. C

9. B

10. D

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- So sánh cấu tạo trong của thân và rễ?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

RỄ (miền hút) THÂN (phần non)
Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất
Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

+ Vẽ sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Đọc mục Em có biết ?

- Chuẩn bị một số đoạn thân hoặc cành cây lâu năm ( đa, xoan,..)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học