Giáo án Sinh học 6 Bài 14: Thân dài ra do đâu ?

1. Kiến thức

- Qua thí nghiệm, HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn

- Vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật + Tích hợp môi trươờg: Giáo dục ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế làm vô ý thức.

4. Định hướng phát triển năng lực

. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh liên quan tới bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả theo mẫu SGK tr.46.

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Thân gồm có những bộ phận nào? Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá.

- Có mấy loại thân? Kể tên một số loại cây có những loại thân đó.

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Trong thực tế, khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì? Để trả lời được câu hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 14.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: thân dài ra do phần ngọn

- Vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm

- GV ghi nhanh kết quả lên bảng

- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.46

1. So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm

- Nhóm HS thảo luận, trả lời đạt:

1. Cây bị ngắt ngọn thấp hơn cây không bị ngắt ngọn

I. Sự dài ra của thân:

1) Thí nghiệm: sgk

- Kết quả:

+ Cây không ngắt ngọn có cao thêm.

+ Cây ngắt ngọn không cao thêm được.

2. Từ thí nghiệm trên, cho biết thân dài ra do đâu?

2. Thân di ra do phần ngọn

2) Kết luận: Cây dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. Vậy, cây dài ra là do phần ngọn.

3. Giải thích vì sao thân dài ra được?

3. Do sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ở ngọn.

3) Ứng dụng :

- Bấm ngọn : với cây lấy hoa, quả, hạt.

- Tỉa cành : đối với cây lấy gỗ, sợi.

- GV nhận xét.

- GV cho HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất tr.47.

- GV giải thích cho HS: Thường bấm ngọn cây trước khi cây ra hoa vì:

+ Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.

+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.

Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhưng cũng cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính.

- HS đọc to thơng tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.47.

- HS lắng nghe

- GV cho HS rút kết luận → ghi bài

- HS ghi bài vào vở

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm giải thích từng hiện tượng thực tế nêu ở SGK tr.47.

- GV nhận xét phần trả lời và bổ sung của các nhóm → nêu câu hỏi:

1. Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn?

2. Những cây nào người ta thường tỉa cành?

3. Khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì?

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

- Nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm.

- Các nhóm tự sửa sai, tiếp tục thảo luận → trả lời câu hỏi đạt

1. Bấm ngọn đối với những loại cây lấy hoa, quả, hạt hay thân như rau muống, hoa hồng, mướp, …

2. Tỉa cành với những cây lấy gỗ, sợi như bạch đàn, lim,…

3. Để cây ra nhiều ngọn non

- HS ghi bài

II. Giải thích những hiện tượng thực tế:

- Bấm ngọn: Ví dụ: bầu, mướp, dưa leo, …

- Tỉa cành: Ví dụ: đay, gai, tràm..

- Kết luận : Ta có thể bấm ngọn hoặc tỉa cành để cây phát triển theo mong muốn sản xuất.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ?

A. Bưởi     B. Mướp     C. Lim     D. Thông

Câu 2. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?

A. Mô rễ     B. Mô dẫn     C. Mô che chở     D. Mô phân sinh ngọn

Câu 3. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ?

A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người

B. Giảm sự thất thoát nước của cây

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Mồng tơi     B. Xoan     C. Mun     D. Vàng tâm

Câu 5. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường

A. bón thúc liên tục cho cây.     B. cắt bỏ hết hoa và lá.

C. bấm ngọn cho cây.     D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Câu 6. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ?

A. Chè     B. Bạch đàn     C. Đậu xanh     D. Cà phê

Câu 7. Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta

A. không bón thúc cho cây.     B. đốn các cành lân cận thân chính.

C. tỉa bớt lá.     D. cắt bỏ ngọn cây.

Câu 8. Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn ?

A. Cây chuối     B. Cây mít     C. Cây trúc     D. Cây khế

Câu 9. Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng ?

A. Vừng     B. Lạc     C. Lúa     D. Khoai lang

Câu 10. Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ?

A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả     B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả

C. Khi cây non được 1 tháng tuổi     D. Sau khi đã thu hoạch quả chín

Đáp án

1. B

2. D

3. C

4. A

5. D

6. B

7. D

8. C

9. C

10. A

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Một bác nông dân trồng rất nhiều cây, nhưng không rõ cây nào cần bấm ngọn để tăng năng suất. Bằng những hiểu biết của em về kiến thức sinh học, hãy giúp bác ấy xác định cây bấm ngọn và cây không bấm ngọn trong số các cây ở trong vườn nhà bác ấy nhé.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

liên hệ thực tế ở gia đình và ở địa phương.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách, làm bài tập SGK tr.47; Đọc phần Em có biết ?

- Ôn lại bài Cấu tạo miền hút của rễ. Soạn bài, vẽ hình 15.1 vào vở bài tập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học