(KHBD) Giáo án Sinh học 10 Bài 31 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 10 Bài 31 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 CD




Lưu trữ: Giáo án Sinh học 10 Bài 31 (sách cũ)

- Học sinh phải nêu được tác hại của virut đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng.

- Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng Phage.

- Học sinh phải nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

- Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến , ý nghĩa của quá trình giảm phân .

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.

- Tranh vẽ hình 31 SGK và ảnh chụp 1 số bệnh do virut.

- (Máy chiếu proteinojector và giáo án điện tử kỹ thuật di truyền))

1. Ổn định tổ chức (1p)

- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Hãy nêu cấu tạo và 3 đặc điểm của virut?

- Hãy trình bày chu trình nhân lên của virut?

3. Giảng bài mới (40p)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung và năng lực cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (30p)

Hoạt động 1:tìm hiểu các Vrut (15p)

+Virut ký sinh trên VK (gọi Phage-thể thực khuẩn) được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật di truyền.

B1: GV hướng dẫn HS *Trả lời câu lệnh trang121

B2: GV hướng dẫn HS *Trả lời câu lệnh trang122

- Do bị nhiễm Phage.Pha gơ nhiễm vào tế bào và phá vỡ tế bào -> chết lắng xuống làm nước trong.

   + Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhiễm vào cây nhờ côn trùng(ăn lá, hút nhựa..)

- Sốt xuất huyết do virut Dengue. Viêm não Nhật bản do virut Polio. Bệnh sốt rét do động vật nguyên sinh Plasmodium.

I. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng:

1)Virut ký sinh ở vi sinh vật(Phage):

- Khoảng 3000 loại virut sống ký sinh ở vi khuẩn, nấm men, nấm sợi.

- Gây tác hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học...

2)Virut ký sinh ở thực vật:

- Khoảng 1000 loại virut gây bệnh cho thực vật nhiễm vào cây do côn trùng, nông cụ...

- Cây bị nhiễm virut lá thường bị đốm vàng, nâu, xoăn, héo...rồi rụng. Thân còi cọc.

3)Virut ký sinh ở côn trùng:

- Virut ký sinh và gây bệnh cho côn trùng đồng thời côn trùng đôi khi là ổ chứa virut để lây nhiễm sang các cơ thể khác(động vật)

Hoạt động 2: tìm hiểu ứng dụng của VR trong thực tiễn (10p)

B1: GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời câu hỏi

Tranh hình 31

(kỹ thuật cấy gen dùng Phage làm thể truyền)

*Trả lời câu lệnh trang124

HS: Đa số các loại hoá chất bảo vệ thực vật đều gây hại ở mức độ khác nhau đối với sức khoẻ của con người và môi trường sống.

II. ứng dụng của virut trong thực tiễn:

1)Trong sản xuất các chế phẩm sinh học:

- Dùng virut(Phage) để làm thể truyền trong kỹ thuật cấy gen để sản xuất proteinotein, hooc môn, dược phẩm...

2)Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut:

- Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

Hoạt động 3: tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và hệ miễn dịch (10p)

B1: GV đặt câu hỏi

*Em hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm?

*Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền bằng các con đường nào? Cho ví dụ.

*Theo em các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut là những bệnh nào?

B2: GV giảng:

Tiến trình nhiễm bệnh gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

- Giai đoạn 2: ( ủ bệnh) tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển trong cơ thể.

- Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện các triệu chứng của bệnh.

- Giai đoạn 4: Triệu chứng giảm dần và cơ thể bình phục.

*Trả lời câu lệnh trang126

*Trả lời câu lệnh trang127

- HS: Bệnh truyền nhiễm muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực đủ mạnh, đủ số lượng và con đường xâm nhập phải phù hợp.

- Muốn phòng bệnh do virut cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung giản truyền bệnh và giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

- Chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh không bị bệnh do cơ thể có nhiều hàng rào bảo vệ nên ngăn cản và tiêu diệt trước khi chúng phát triển mạnh trong cơ thể và hệ thống miễn dịch đặc hiệu có thời gian hình thành bảo vệ cơ thể.

3)các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:

a.Bệnh đường hô hấp 90% là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virut xâm nhập qua không khí.

b.Bệnh đường tiêu hoá virut xâm nhập qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột...

c.Bệnh hệ thần kinh virut vào bằng nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TƯ gây bệnh dại, bại liệt, viêm não...

d.Bệnh đường sinh dục lây trực tiếp qua quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV...

e.Bệnh da như đậu mùa, sởi, mụn cơm...

1)Miễn dịch không đặc hiệu:

- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.Đó là các hàng rào bảo vệ cơ thể:da...

2)Miễn dịch đặc hiệu:

a.Miễn dịch thể dịch:

- Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sản xuất ra kháng thể đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên.

b.Miễn dịch tế bào:

- Khi có tế bào nhiễm(tế bào bị nhiễmVR,VK )tế bào Tđộc(TC) tiết ra proteinotein làm tan tế bào nhiễm

3)Phòng chống bệnh truyền nhiễm:

- Tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

C-Củng cố: (2p)

Câu 1: Bộ gen của hầu hết virut kí sinh ở thực vật là:

A) ARN mạch đơn.*

B) Hai sợi ARN

C) ADN xoắn kép.

D) Plasmit

Câu 2: Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản............. để phòng chống bệnh có hiệu quả.

Điển vào chỗ trống (........) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?

A. inteferon.

B. Thực bào

C. Kháng thể

D. Vacxin *

Câu 3: Bệnh nào do virut gây nên lây lan qua đường tình dục ở người ?

A. Viêm gan B, viêm gan C, AIDS.*

B. Viêm não nhật bản, bệnh dại.

C. Sởi, đau mắt đỏ.

D. SARS, sốt Ebola.

4. Dặn dò (1p)

-Học bài theo câu hỏi SGK

-Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm.

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học