Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Tìm hiểu thế giới sống

Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

SH 2.4

Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành tìm hiểu về một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

SH 2.5

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.

TCTH 6.3

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.

VĐST 4

2. Về phẩm chất

Trung thực

Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu được.

TT 1

Chăm chỉ

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.

CC 1.1

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (điện thoại di động).

2. Đối với học sinh

- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

- Máy ảnh (điện thoại di động).

- Báo cáo kết quả thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu thực tế về các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề cho HS: Ngươi ta có thể dùng những phương pháp nào để phân lập và nuôi cấy vi sinh vật?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề cho HS: Ngươi ta có thể dùng những phương pháp nào để phân lập và nuôi cấy vi sinh vật?

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các cá nhân HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Cá nhân HS trình bày câu trả lời của mình.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung thực hành.

- Các câu trả lời của HS về phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri

a. Mục tiêu:

- SH 2.4, TCTH 6.3, VĐST 4, TT 1, CC 1.1.

b. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước như SGK.

+ GV yêu cầu HS trình bày các bước của kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri. Ở mỗi bước, GV đặt câu hỏi để giải thích tại sao chúng ta cần phải làm bước đó.

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của HS.

- HS thực hiện thành công các thao tác của kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri.

- Quan sát kết quả, hình ảnh khuẩn lạc trong báo cáo thực hành.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung bài học

Trước giờ thực hành GV làm một số công việc:

- Chia nhóm; phát dụng cụ.

- Các nhóm HS nhân dụng cụ.

- GV yêu cầu HS trình bày các bước của kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri. Ở mỗi bước, GV đặt câu hỏi để giải thích tại sao chúng ta cần phải làm bước đó.

+ Việc thao tác vô trùng có ý nghĩa gì?

+ Làm nguội que cấy có tác dụng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm HS thực hành theo các bước dưới sự hướng dẫn của GV. Ghi kết quả thực hành vào phiếu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS thống nhất để ghi báo cáo và nộp Phiếu kết quả quan sát.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Trong quá trình HS thực hành, GV cần thường xuyên theo dõi và phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS để đưa ra những tư vấn, giúp đỡ kịp thời.

I.  Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri

Bước 1: Dùng que cấy vòng thao tác vô trùng nhúng vào dịch mẫu để có các vi khuẩn muốn phânlập (xem thao tác (1), (2) ở Hình 23.3).

Bước 2: Ria các đường trên đĩa petri có chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liêntục, đốt khử trùng que cấy và làm nguội trước khi thực hiện thao tác tiếp theo (xem thao tác (3), (4), (5), (6) ở Hình 23.3).

Bước 3: Lật ngược đĩa và ủ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp trong tủ ấm (xem thao tác (7), (8) ở Hình 23.3).

Hoạt động 2.2: Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng

a. Mục tiêu:

- SH 2.4, TCTH 6.3, VĐST 4, TT 1, CC 1.1.

b. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước như SGK.

- GV yêu cầu HS trình bày các bước cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng. Ở mỗi bước, GV đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm.

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát và mô tả mẫu vi sinh vật đã cấy được.

- GV có thể yêu cầu HS chụp lại mẫu đã cấy.

- Quan sát kết quả, hình ảnh khuẩn lạc trong báo cáo thực hành.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học