Giáo án bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 10.

Xem thử

Chỉ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh giới thiệu được ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá) 

- Học sinh chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,…)

- Học sinh đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

2. Về năng lực: Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để thực hành viết nhanh một đoạn nêu hoặc trình bày một quan điểm, đánh giá về một khía cạnh, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ

3. Về phẩm chất: Yêu thơ ca, trân trọng vẻ đẹp cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện:

GV phát vấn: Phân biệt hai nội dung: Cảm nhận về tác phẩm thơ ca và bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ ca?

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên dẫn dắt vào bài học

Gợi ý đáp án

Kiểu bài viết nghị luận về một tác phẩm thơ ca yêu cầu người viết phải có những lập luận chặt chẽ, đồng thời cần có những tri thức về đặc trưng thơ ca. Nhưng không phải chỉ dừng ở kiến thức lí luận khô cứng mà đòi hỏi người viết cần hòa quyện, kết hợp những rung cảm tinh tế của bản thân trong bài viết.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu hoạt động:

Học sinh giới thiệu được ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá) 

Học sinh chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,…)

Học sinh đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

b. Nội dung thực hiện:

Học sinh đọc văn bản “Những điệu xanh của mùa xuân” và thực hiện trả lời các câu hỏi trong sgk

Học sinh lập dàn ý và ghi lại các lưu ý khi thực hành bài viết

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học